Luật DS

Chủ đề   RSS   
  • #266537 03/06/2013

    phamhuyen.0104

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật DS

    Ai có thể cho e biết là:

    Để trở thành chủ sở hữu trong quan hệ pháp luật DS về sở hữu, trong 1 số trường hợp pháp luật DS quy định phải có những điều kiện nhất định. Đối với công dân, để trở thành chủ sở hữu phải có năng lực pháp luật và trong 1 số trường hợp phải có năng lực hành vi.

    Vậy 1 số trường hợp phải có năng lực hành vi là những trường hợp nào ah?

    Thanks!

     
    4076 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #266589   03/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn !

    Có thể bạn bị nhầm lẫn gì đó trong câu hỏi . Bạn xem lại luật dân sự từ điều 17 đến điều 23 để sửa câu hỏi lại.

    Người không có năng lực hành vi "nói nôm na" là họ không biết họ đang làm gi cả.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #266599   03/06/2013

    phamhuyen.0104
    phamhuyen.0104

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    em ko nhầm câu hỏi đâu ah, trong giáo trình Luật DS của trường Luật HN tập 1 trang 191 có ghi rõ:

    " Để trở thành chủ sở hữu, trong 1 số trường hợp pháp luật DS quy định phải có những điều kiện nhất định. Đối với công dân, để trở thành chủ sở hữu phải có năng lực pháp luật và trong 1 số trường  hợp phải có năng lực hành vi"

    Em muốn biết 1 số trường hợp phải có năng lực hành vi ấy là những trường hợp nào, cỏ thể nói rõ cho e biết đc ko ah?

    Thanks!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #266657   04/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn !

    Để trở thành chủ sở hửu, cá nhân (công dân) phải thông qua một giao dịch dân sự như mua bán, cho tặng . . .

    Tuy nhiên, Tất cả các giao dịch đều đòi hỏi người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi. Người mất năng lực hành vi (ví dụ họ bị tâm thần) thì giao dịch đó vô hiệu, họ không thể trở thành chủ sở hửu.

    Luật dân sự 2005 quy định :

    "Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện."

    bạn viết :

    Vậy 1 số trường hợp phải có năng lực hành vi là những trường hợp nào ah?

    Tôi cảm thấy khó hiểu vì theo quy định là mọi trường hợp mà, Có thể là tôi không hiểu đúng, bạn nên xem lại !

    Giáo trình do các Thầy Cô soạn thì không thể sai rồi, nhưng khâu in ấn có thể nhầm lẫn; Bạn đọc thêm tài liệu khác hoặc nhờ Thầy Cô đang dạy bạn giải thích.

    Mong bạn có ý kiến để tôi cùng học tập sau khi hỏi Thầy Cô !

     

     

     

    Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 04/06/2013 07:52:53 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #266898   04/06/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    phamhuyen.0104 viết:

    Ai có thể cho e biết là:

    Để trở thành chủ sở hữu trong quan hệ pháp luật DS về sở hữu, trong 1 số trường hợp pháp luật DS quy định phải có những điều kiện nhất định. Đối với công dân, để trở thành chủ sở hữu phải có năng lực pháp luật và trong 1 số trường hợp phải có năng lực hành vi.

    Vậy 1 số trường hợp phải có năng lực hành vi là những trường hợp nào ah?

    Thanks!

    Chào bạn!

     để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật thì họ phải có năng lực chủ thể. năng lực chủ thể ở đây bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. năng lực pháp luật là khả năng mà pháp luật quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ khi tham gia 1 quan hệ pháp luật, năng lực pháp luật có từ khi người đó sinh ra (đây là tinh thần của BLDS (ví dụ chẳng hạn như quyền được khai sinh của trẻ em khi sinh ra). năng lực hành vi là bằng khả năng của mình mà chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật xác lập cho mình các quyền và nghĩa vụ tương ứng, năng lực hành vi có khi chủ thể đạt đến một độ tuổi nhất định (chẳng hạn trong quan hệ lao động thì người lao động phải đủ 15 tuổi)

    về năng lực hành vi trong việc xác lập quyền sở hữu thì mình nhớ không nhầm hình như cá nhân đủ 18 tuổi mới có quyền sở hữu xe máy thì phải (cái này không chắc lắm vì mình đọc qua ở đâu mà lâu lắm rồi chả nhớ nữa)

    thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #266914   05/06/2013

    phamhuyen.0104
    phamhuyen.0104

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chính vì khó hiểu ở câu đó nên e mới ko biết 1 số trường hợp đó là trường hợp nào, khó hiểu quá, ai còn thông tin j giải đáp giúp e với, ngày mai e thi rồi mà vẫn còn thắc mắc quá ah.

     
    Báo quản trị |  
  • #266918   05/06/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Vấn đề này không khó hiểu lắm đâu các bạn. Giáo trình Luật dân sự khẳng định "Đối với công dân, để trở thành chủ sở hữu phải có năng lực pháp luật và trong 1 số trường  hợp phải có năng lực hành vi" chẳng có gì sai cả.
     
    Không phải mọi trường hợp để trở thành chủ sở hữu thì công dân đều phải có năng lực hành vi như bạn minhthao1980 nghĩ. Bởi vì cũng không phải "Để trở thành chủ sở hữu thì cá nhân (công dân) phải thông qua một giao dịch dân sự như mua bán, cho tặng . . .", mà theo quy định của BLDS thì quyền sở hữu được xác lập bằng nhiều hình thức, trong đó có những hình thức được thông qua giao dịch dân sự, có những hình thức không thông qua giao dịch dân sự.
     
    Trường hợp quyền sở hữu được xác lập không thông qua giao dịch dân sự thì pháp luật không đòi hỏi công dân phải có năng lực hành vi. Ví dụ như một người không có năng lực hành vi sử dụng sức lao động của mình để sản xuất ra của cải vật chất thì thành quả lao động đó đương nhiên thuộc quyền sở hữu của họ.
     
    Trường hợp quyền sở hữu được xác lập thông qua giao dịch dân sự dưới hình thức là một hợp đồng dân sự như mua bán, chuyển nhượng....thì mới đòi hỏi công dân phải có năng lực hành vi. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi của bạn .
     
    Còn trường hợp quyền sở hữu được xác lập thông qua giao dịch dân sự nhưng dưới hình thức là một hành vi pháp lý đơn phương thì cũng không đòi hỏi công dân phải có năng lực hành vi. Ví dụ như một người được thừa kế di sản do người chết để lại thì họ đương nhiên trở thành chủ sở hữu dù họ không có năng lực hành vi, bởi vì pháp luật về thừa kế không có quy định nào bắt buộc người thừa kế phải là người có năng lực hành vi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    minhthao1980 (05/06/2013)
  • #267200   05/06/2013

    phamhuyen.0104
    phamhuyen.0104

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    E cảm ơn nhiều ah ^^

     

     
    Báo quản trị |