Luật dân sự: vướng mắc trong di chúc không rõ ràng

Chủ đề   RSS   
  • #387670 13/06/2015

    khktcg

    Sơ sinh


    Tham gia:15/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật dân sự: vướng mắc trong di chúc không rõ ràng

    Em có tình huống sau mong mọi người giúp đỡ ạ!

    A và B là vợ chồng, có 4 con là C,D,E,F (đều thành niên, có khả năng lao động). Năm 2008, A chết để lại di chúc với nội dung:

    - Truất quyền thừa kế của B

    - Cho C hưởng 1/2 di sản

    - Dành 1 phần vào việc thờ cúng, phần còn lại chia đều cho D, E, F 

    - Biết tài sản chung của A và B = 480 triệu.

    Chia di sản của A?

    (?) Trong điều 670 có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng cũng không rõ "1 phần" là bao nhiêu? Nếu là ở trường hợp trên, không rõ A định dùng bao nhiêu vào việc thờ cúng thì làm sao chia di sản được lại cho những người thừa kế còn lại ạ?!

    Rất mong được giải đáp tình huống này ạ! 

     

     
    4353 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #387674   13/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Theo luật dân sự:

    Điều 673. Giải thích nội dung di chúc

    Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

    Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    khktcg (13/06/2015)
  • #387676   13/06/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Bài tập này mình sẽ giải như sau:

    Luật áp dụng: bộ luật dân sự 2005.

    Giả sử: di chúc hợp pháp, A không còn người thừa kế theo pl nào khác ngoài B, C, D, E, F.

    Trước tiên, xác định di sản của A trong khối tài sản chung: 480 triệu :2 = 240 triệu

    Tiếp theo, xác định người được thừa kế:

    - vợ A: bà B, theo di chúc bị truất quyền thừa kế, theo điều 669, vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pl.

    Suất thừa kế thep pl là : 240 triệu : 5 người = 48 triệu / người.

    Bà B được nhận: 2/3 x 48 triệu = 32 triệu

    - D, E, F: đều đã thành niên nên ko được áp dụng điều 669.

    Số di sản còn lại sau khi chia cho bà B: 240 - 32 = 208 triệu.

    - Theo di chúc, C được 1/2 di sản: 208 triệu : 2 = 104 triệu.

    - Về phần thờ cúng, do di chúc không nói rõ, nên áp dụng theo điều 673 - giải thích nội dung di chúc. 

    Phần này ra chỉ để thử thách khả năng liên hệ thực tế của sinh viên.

    Gia đình họp lại để xác định phần vào viêc thờ cúng là bao nhiêu, cách quản lý như thế nào. Một trong những cách sau:

    - C1: Với số tiền 104 triệu còn lại, mình quyết định gởi ngân hàng, đứng tên 1 người đại diện theo úy quyền của E, D, F. lãi suất hàng năm nhận được sẽ khoảng: 5% * 104 triệu = 5,2 triệu. Lấy 2,2 triệu dùng vào việc thờ cúng năm, còn lại 3 triệu, mỗi người nhận 1 triệu.

    - C2: thống nhất phần di sản dùng vào việc thờ cúng này là 44 triệu, gởi vào ngân hàng, hàng năm lấy được khoảng 2,2 triệu dùng vào thờ cúng. Còn lại chia đều cho 3 người E, D, F.

    104 - 44 = 60 triệu. E, D, F mỗi người nhận 20 triệu. 

    Cập nhật bởi NgoThuyKhanh ngày 13/06/2015 07:34:23 SA

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    khktcg (13/06/2015)
  • #387698   13/06/2015

    khktcg
    khktcg

    Sơ sinh


    Tham gia:15/05/2015
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 235
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    NgoThuyKhanh viết:

    Bài tập này mình sẽ giải như sau:

    Luật áp dụng: bộ luật dân sự 2005.

    Giả sử: di chúc hợp pháp, A không còn người thừa kế theo pl nào khác ngoài B, C, D, E, F.

    Trước tiên, xác định di sản của A trong khối tài sản chung: 480 triệu :2 = 240 triệu

    Tiếp theo, xác định người được thừa kế:

    - vợ A: bà B, theo di chúc bị truất quyền thừa kế, theo điều 669, vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pl.

    Suất thừa kế thep pl là : 240 triệu : 5 người = 48 triệu / người.

    Bà B được nhận: 2/3 x 48 triệu = 32 triệu

    - D, E, F: đều đã thành niên nên ko được áp dụng điều 669.

    Số di sản còn lại sau khi chia cho bà B: 240 - 32 = 208 triệu.

    - Theo di chúc, C được 1/2 di sản: 208 triệu : 2 = 104 triệu.

    - Về phần thờ cúng, do di chúc không nói rõ, nên áp dụng theo điều 673 - giải thích nội dung di chúc. 

    Phần này ra chỉ để thử thách khả năng liên hệ thực tế của sinh viên.

    Gia đình họp lại để xác định phần vào viêc thờ cúng là bao nhiêu, cách quản lý như thế nào. Một trong những cách sau:

    - C1: Với số tiền 104 triệu còn lại, mình quyết định gởi ngân hàng, đứng tên 1 người đại diện theo úy quyền của E, D, F. lãi suất hàng năm nhận được sẽ khoảng: 5% * 104 triệu = 5,2 triệu. Lấy 2,2 triệu dùng vào việc thờ cúng năm, còn lại 3 triệu, mỗi người nhận 1 triệu.

    - C2: thống nhất phần di sản dùng vào việc thờ cúng này là 44 triệu, gởi vào ngân hàng, hàng năm lấy được khoảng 2,2 triệu dùng vào thờ cúng. Còn lại chia đều cho 3 người E, D, F.

    104 - 44 = 60 triệu. E, D, F mỗi người nhận 20 triệu. 

    Cho mình hỏi tổng suất bạn tính ở trên (5 người) là có cả bà B bị truất à? Đối tượng này có bị loại ra khi xét tổng suất theo Đ.669 không?

     
    Báo quản trị |  
  • #387704   13/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    khktcg viết:

    Cho mình hỏi tổng suất bạn tính ở trên (5 người) là có cả bà B bị truất à? Đối tượng này có bị loại ra khi xét tổng suất theo Đ.669 không?

    Bà B là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật. Bà B chỉ bị truất thừa kế theo di chúc nên khi tính số người thừa kế theo pháp luật phải có bà B.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    NgoThuyKhanh (22/06/2015)
  • #387703   13/06/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    NgoThuyKhanh viết:

    Bài tập này mình sẽ giải như sau:

    Luật áp dụng: bộ luật dân sự 2005.

    Giả sử: di chúc hợp pháp, A không còn người thừa kế theo pl nào khác ngoài B, C, D, E, F.

    Trước tiên, xác định di sản của A trong khối tài sản chung: 480 triệu :2 = 240 triệu

    Tiếp theo, xác định người được thừa kế:

    - vợ A: bà B, theo di chúc bị truất quyền thừa kế, theo điều 669, vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pl.

    Suất thừa kế thep pl là : 240 triệu : 5 người = 48 triệu / người.

    Bà B được nhận: 2/3 x 48 triệu = 32 triệu

    - D, E, F: đều đã thành niên nên ko được áp dụng điều 669.

    Số di sản còn lại sau khi chia cho bà B: 240 - 32 = 208 triệu.

    - Theo di chúc, C được 1/2 di sản: 208 triệu : 2 = 104 triệu.

    - Về phần thờ cúng, do di chúc không nói rõ, nên áp dụng theo điều 673 - giải thích nội dung di chúc. 

    Phần này ra chỉ để thử thách khả năng liên hệ thực tế của sinh viên.

    Gia đình họp lại để xác định phần vào viêc thờ cúng là bao nhiêu, cách quản lý như thế nào. Một trong những cách sau:

    - C1: Với số tiền 104 triệu còn lại, mình quyết định gởi ngân hàng, đứng tên 1 người đại diện theo úy quyền của E, D, F. lãi suất hàng năm nhận được sẽ khoảng: 5% * 104 triệu = 5,2 triệu. Lấy 2,2 triệu dùng vào việc thờ cúng năm, còn lại 3 triệu, mỗi người nhận 1 triệu.

    - C2: thống nhất phần di sản dùng vào việc thờ cúng này là 44 triệu, gởi vào ngân hàng, hàng năm lấy được khoảng 2,2 triệu dùng vào thờ cúng. Còn lại chia đều cho 3 người E, D, F.

    104 - 44 = 60 triệu. E, D, F mỗi người nhận 20 triệu. 

    Di sản của A là 208 triệu hay là 240 triệu?

     
    Báo quản trị |  
  • #388810   22/06/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Di sản của A là 240 triệu. Nhưng do PL không công nhận việc truất quyền thừa kế của B nên B được ưu tiên hưởng trước, sau khi trừ phần của B theo PL, thì số còn lại (208 triệu) mới là di sản được chia theo di chúc cho C, D, E, F, thờ cúng.

    Sở dĩ mình tính như vậy là vì nếu chia cho C trước 1/2, lát nữa cũng phải trừ lại theo tỉ lệ tương ứng cho phần B được hưởng theo PL. 

    240 : 2 = 120

    32 : 2 = 16

    120 - 16 = 104

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |