Đầu tiên phải xem xét nguyên nhân gây ra hỏa hoạn là do anh A thiếu trách nhiệm, không tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc là do điều kiện làm việc không đ0ảm bảo các nguyên tắc kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động, tuyển người không có đủ năng lực, đảm bảo trình độ vào vị trí công việc.
Từ đó theo BLDS có thể qui trách nhiệm bồi thường:
Điều 308. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
1- Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền.
2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được
nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng, thì không phải chịu trách nhiệm dân
sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3- Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu
nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền.
Điều 309. Lỗi trong trách nhiệm dân sự
1- Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2- Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành
vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc
không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết
trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
3- Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người vi
phạm nghĩa vụ dân sự.
Điều 310. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.
2- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm
bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ
gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu
nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
3- Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài
việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường
một khoản tiền cho người bị thiệt hại.