Luật có thật sự đi vào cuộc sông?

Chủ đề   RSS   
  • #75230 26/12/2010

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Luật có thật sự đi vào cuộc sông?

    Dân luật chúng ta hãy bàn và chó nguyên nhân tại sao lại thế nhé, va bạn có thấy rằng pháp luật của chúng ta có thật sụ đi vào cuộc sống chưa?

    Các bạn đọc bài viết sau nha:

    Để tăng cường công tác quản lý xã hội, nhiều luật đã được ban hành và đã có hiệu lực trên toàn quốc. Tuy nhiên, có nhiều điều khoản của các luật mới chỉ thực sự có hiệu lực… trên giấy chứ chưa đi vào cuộc sống, người dân vẫn vi phạm, còn cơ quan quản lý thì lúng túng...

     

    #0000ff;">        Học sinh “vô tư” vượt đèn đỏ , đi xe điện không đội mũ bảo hiểm.

     

    Đầu tiên phải kể đến Luật Giao thông đường bộ sửa đổi có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 1.7.2009, điểm đáng chú ý là việc xử lý người điều khiển phương tiện giao thông (xe mô tô, xe gắn máy, ô tô…) trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/l khí thở.

    Thế nhưng, trong thực tế hiện nay vô số trường hợp đã chếnh choáng hơi men nhưng vẫn phóng xe vù vù trên đường. Gần đây, lại xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do người lái xe say xỉn, không làm chủ phương tiện khi điều khiển.

    Trong khi công tác tuần tra, kiểm soát giao thông , phần lớn chỉ kiểm tra các lỗi như: không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ cho phép…; ít khi kiểm tra, xử phạt nồng độ cồn qua khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

    Một điểm đáng lưu ý nữa, trẻ em trên 6 tuổi khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm; người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện cũng phải đội mũ bảo hiểm.

    Tuy nhiên, có rất ít bậc cha mẹ quan tâm đến việc phải đội mũ bảo hiểm cho con (trên 6 tuổi) khi chở đi cùng. Với tốc độ lưu thông có thể đạt tới 40-60 km/giờ, xe máy điện, xe đạp điện trở nên rất nguy hiểm cho cả người sử dụng lẫn người đi đường.

    Tuy nhiên, đội mũ bảo hiểm khi đi trên các phương tiện này lại là chuyện vô cùng hiếm. Đa số người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện đều vi phạm luật, nhưng chưa thấy kiểm tra, xử lý.

    Nguyên nhân do đâu, phải chăng luật chua nghiêm, hay luật không đúng..........?







    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    26609 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #75662   28/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129

    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Có nhiều nguyên nhân trong việc này, nhưng chung quy lại là:

    - công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa tốt.

    - Ý thức người tham gia giao thông.

    - Việc thực thi pháp luật của người thi hành công vụ chưa tốt.

    Hoàn toàn không phải là Luật chưa đi vào cuộc sống.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #81900   10/02/2011

    tonytony
    tonytony

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2010
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 107
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hovanhong129 viết:
    Có nhiều nguyên nhân trong việc này, nhưng chung quy lại là:

    - công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa tốt.

    - Ý thức người tham gia giao thông.

    - Việc thực thi pháp luật của người thi hành công vụ chưa tốt.

    Hoàn toàn không phải là Luật chưa đi vào cuộc sống.



    - Tuyên truyền ??? Để làm gì khi niềm tin vào Luật đã mất (nếu không mất thì cũng đã phôi pha) trong tâm tưởng người dân !

    - Ý thức người dân ??? Vậy hỏi anh Bộ Giáo dục anh dạy gì trong trường từ tuổi bé thơ đến khi trẻ lớn lên ?

    - Việc thực thi người thi hành công vụ chưa tốt ??? Vậy hỏi anh cơ chế, anh làm cơ chế thế nào mà cán bộ đến nông nỗi này ?

    Kết luận : 1 bài viết của bạn đầy sáo rỗng và ... tuyên truyền !
    Cập nhật bởi tonytony ngày 10/02/2011 07:33:00 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #75714   28/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Nói như bạn thì rõ ràng luật chưa thật sư đi vao cuộc sống con gì.
    Mà mình có khẳng định là luật chưa đi vào cuộc sống đâu nhỉ bạn hovanhong129 ơi.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #75756   29/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129

    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Xin lỗi, có thể nhận thức của mình chưa được đầy đủ. Nhưng mình suy nghĩ thế này:

    Khi một Luật được ban hành, đánh giá nó có đi vào cuộc sống hay không thì phải đo lường 2 yếu tố sau:

    - Tính khả thi

    - Việc chấp hành pháp luật

    Luật GTĐB 2008 ban hành, nó rất khả thi và được chấp hành tương đối nghiêm túc. dĩ nhiên nó vẫn còn hạn chế của nó và có lúc có nơi chưa được chấp hành đầy đủ như các trường hợp bạn nêu.

    Tuy nhiên xét về tổng thể thì nó vẫn khat thi và được người dân tự giác chấp hành. đó chính là Luật đã đi vào cuộc sống. còn những vấn đề bạn nêu thì chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao dần .

    Đôi điều muốn trao đổi lại với bạn. Rất monmg được sự góp ý thêm. Cám ơn bạn nhiều

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #75812   29/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Cám ơn bạn,

    Mình đồng ý với bạn là luật giao thông có tính khả thi .

    ý Mình muốn  hỏi về mặt ý thức của người dân khi tham gia giao thông có  chấp hành đúng luật chưa, chứ tất nhiên là luật giao thông 2008 đã đi vào cuộc sống rồi phai không bạn.

    Vậy theo bạn thì ý thức giao thông của một số đối tượng kém, ví dụ như học sinh, thì nguyên nhân do đâu?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #75835   29/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129

    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Mình đã nói 3 nguyên nhân từ đầu rồi. Tất nhiên sẽ loại trừ nguyên nhân do ý thức người tham gia giao thông kém thì còn lại 2 nguyên nhân kia.

    Bạn có bổ sung nguyên nhân nào nữa không?

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #75848   29/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo mình thì việc luật không đi vào thực tiễn còn do nguyên nhân khách quan là tính khả thi của luật. Và nguyên nhân chủ quan là từ phía người chấp hành pháp luật và từ phía người thi hành pháp luật.

    Ví dụ như luật giao thông, người chấp hành thì coi thường luật nên vi phạm, người thi hành thì thi hành không nghiêm, không xử lý đúng người đúng tội mà vẫn có những hành vi ăn đút lót...

    Nhưng mà vấn đề cơ bản vẫn là từ phía nhà nước. Chỉ cần luật đủ nghiêm, người thi hành pháp luật đủ công minh, thì người chấp hành pháp luật làm sao còn dám vi phạm đây.


     Ví dụ như luật giao thông, chỉ cần vi phạm lần 1 thì đóng lỗ, lần 2 thì tước giấy phép, lần 3 (hoặc không có giấy phép) thì tịch thu phương tiện bất kể các lần là vi phạm gì; cảnh sát chấp hành đúng pháp luật, không nhận tiền hối lộ. Thử hỏi còn ai dám vi phạm !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #75919   29/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Bạn boyluật nói có lý, nhưng mà không biết có làm nổi không nhỉ?

    Pháp luật thì có thể nghiêm hơn , nhưng mà người thi hành luật thì có phải ai ai cũng là đúng luật không, chỉ riêng ngành giao thông thôi dã gây biết bao tranh cãi rôi đó boyluat ạ.

    Chẳng có gì có thể đảm bảo được họ sẽ luôn làm đúng luật , Cúng không thể giám sát họ 24/24 đượcVà lại còn người dân nữa, cũng có người chấp hành cũng có người không chấp hành, từ đó lại tính đến chuyện chạy tội này tội nó...Một số người thì thấy lợi trước mắt thì lại làm sai luật....

    Vây nên ý kiến của bạn khó thực hiện lắm, nhưng mà làm được thì tốt biết mấy.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #75985   30/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129

    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Cái chết người của bộ máy công chức hiện nay là luôn cho mình là cơ quan công quyền, người thi hành pháp luật... nhưng không ai giám sát hoạt động của họ cả.

    Chúng ta đêù biết là ở đâu có quyền lực thì ở đó có lạm quyền. Nhưng ai kiểm tra, ai giám sát??? chúng ta chắc không quên vụ Vinashin có đến 11 cuộc thanh tra, kiểm toán mà không có kết quả thanh tra kiểm toán được báo cáo lên cấp lãnh đạo ( không biết có đúng vậy không? Đây là họ nói trên báo chí như vậy). Đó là tình trạng chung của hoạt động hành chính ngày nay. Bởi vậy mới có câu "Hành dân là chính"

    Nói vậy chắc BeToan89 cũng biết nguyên nhân chính của tình trạng "Luật chưa đi vcào cuộc sống" rồi, có phải không?

    @boyluat: Tôi nghĩ không phải là Luật không nghiêm mà chủ yếu là việc thi hành pháp luật không nghiêm.

    Xin ví dụ: Trước khi có Nghị định 34/2010 về xử phạt VPHC trong GTĐB, tình hình xe chở hàng rời không phủ bạt rất nhiều, người ta nói do chế tài chưa đủ mạnh nên đề nghị nâng mức xử phạt lên từ 1triệu - 3 triệu.( trước đó chỉ phạt 400.000đ).

    Sau khi nâng mức phạt lên thì gần như không còn tình trạng này nữa ( bạn thử kiểm nghiệm bằng chính từ thực tiễn tại địa phương bạn). Vậy theo bạn đó là Luật chưa nghiêm hay là người thi hành pháp luật không nghiêm????
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 30/12/2010 09:09:28 AM Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 30/12/2010 09:02:15 AM Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 30/12/2010 09:01:48 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #76109   30/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ Anh hovanhong129: Quan điểm của em vẫn là Nhà nước là cơ quan quản lý điều hành xã hội, Nhà nước ban hành luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đảm bảo luật được thi hành trong cuộc sống. Vậy muốn luật đi vào trong cuộc sống thì phải phù hợp với thực tế, phải có cơ chế đảm bảo luật được thi hành.

    Nếu phần giả định và quy định của luật đã đúng nhưng chưa được thực hiện triệt để thì tức là chế tài chưa đủ mạnh nên chưa có tính răn đe, hoặc người chấp pháp không thực hiện đúng vai trò của mình. Hai cơ chế này luôn phải được đáp ứng đầy đủ và song song thì mới có khả năng đảm bảo hiệu quả điều chỉnh cao nhất của luật được.

    Anh nói:
    " Tôi nghĩ không phải là Luật không nghiêm mà chủ yếu là việc thi hành pháp luật không nghiêm.". Nhưng ngay trong ví dụ của anh nói cũng đã chứng minh cho việc chế tài chưa đủ mạnh thì luật chưa đi vào trong cuộc sống, còn việc người chấp pháp không nghiêm nên ít người chấp hành luật thì đối với luật giao thông thì rất nhiều ví dụ rồi, cứ vi phạm đi, hối lộ chút tiền là lại được đi tiếp; việc này xảy ra rất phổ biến.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #76148   30/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Phải làm sao để trị được cái thực hành chưa nghiêm chưa đúng luật này hả boy luật?
    Làm sao để chế tài thật sự mạnh?
    Làm sao để người dân luôn ngay thẳng,luôn chấp pháp/

    Bạn đã chỉ ra được cái sai, mình đồng ý với bạn, vậy bạn có thể nêu vài biện pháp không?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #76156   30/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo mình, đưa pháp luật vào thực tiễn là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong thời đại pháp chế là tối thương ngày nay. Muốn làm được điều này một cách trọn vẹn, không còn cách nào hơn là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

    Mà việc nâng cao ý thức nói chung và ý thức pháp luật nói riêng của người dân Á Đông và nhất là Việt Nam nói riêng lại là một vấn đề mang tính thế hệ, chứ không phải tính giáo dục. Vì phương thức giáo dục về mặt ý thức con người của chúng ta chủ yếu là từ phía gia đình, chứ không phải là từ phía nhà trường và xã hội như phương Tây.

    Nên trước hết là phải giáo dục pháp luật đối với thế hệ đi trước trong gia đình, trẻ nhỏ thông qua việc chấp hành pháp luật của người lớn trong gia đình mà tự lập cho mình một ý thức pháp luật, và thói quen thực hiện theo pháp luật. Vậy vấn đề đặt ra là phải xây dựng cho người lớn ý thức pháp luật.

    Đối với vấn đề này, ý thức pháp luật xuất phát từ trình độ văn hóa; việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật cũng chính là việc thực hiện các hành vi có văn hóa. Nên muốn nâng cao ý thức pháp luật nói riêng, và xây dựng một xã hội có văn hóa thì trước hết phải đào tạo được những con người có đạo đức tốt.


    Sau đó mới nên đào tạo học vấn cho cá nhân. Chỉ cần cá nhân có đạo đức tốt, thì ý thức tự giác của cá nhân cũng sẽ được nâng cao, và ý thức chấp hành pháp luật cũng sẽ theo đó mà cải thiện.

    Bạn để ý thấy chữ ký của mình chữ, nó chính là cách thể hiện quan điểm này của mình. Lập luận này của mình xuất phát từ đa phần những hành vi vi phạm pháp luật xuất phát từ những con người có đạo đức kém, sau đó mới đến từ những người có trình độ kém.

    Nhưng đấy là biện pháp lâu dài, còn đối với biện pháp tạm thời thì xử thật mạnh để nghiêm trị kẻ khác vẫn là lựa chọn nên được ưu tiên. Theo quan điểm của mình, đối với những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là những hành vi vi phạm nghiêm trọng, thì không cần phải có tinh thành nhân đạo nói chung hay nhân đạo xã hội chủ nghĩa nói riêng gì cả.


    Cứ tưởng tượng xã hội Trung Quốc ngày xưa khi Thương Ưởng biến pháp là có thể cảm nhận rõ ràng điều này, khi pháp luật nghiêm trị những hành vi vi phạm, thì không còn ai dám vi phạm nữa nên nước Tần mới có thể nhanh chóng giàu mạnh.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #76191   31/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    boyluat ah cái giải pháp hỉ cần vi phạm lần 1 thì đóng lỗ, lần 2 thì tước giấy phép, lần 3 (hoặc không có giấy phép) thì tịch thu phương tiện bất kể các lần là vi phạm gì;  của ccungx phải xét đến lỗi lần đầu, vi phạm nặng nhé thế nào chứ. ai mà chẳng có lúc vi phạm dù vô tình hay cố ý.

    mà ai bảo nâng mức phạt là ko có vi phạm đâu cơ chứ: ngay trên tuyến đường áp dụng thí điểm ngị định 34 mà kẹp 3, ko mũ, ko gương,ko....... vẫn thường xuyên ah. ko có CA thì chạy xe như điên, bốc đầu........ mà có iện tượng CA thấy xe đua ko mũ chỉ cười ko bắt là sao?

    lại chuyện xe ga chạy quá tốc độ ko phạt mà xe số nhất là biển tỉnh lẻ là ăn đòn ngay ah (mặc dù 2 xe cùng tốc độ).

    Cơ động phạt tại chỗ 500k thu liền tay ko biên bản chứ: 500k ai cho thu ngay phải ra kho bạc nhà nước nộp chứ nhỷ, lại ko lập biên bản tức dút túi roài.

    Hic sai từ trên sai xuống, dột từ nọc, ý thức chấp hành kém quá, những nhiễu nhiều........... nản ghê!

    nhìn tai nạn nhiều quá, ứ dám đi xe máy ==> kết quả là sắp 21 cái sinh nhật mà ứ dám động vào xe máy (tất yếu là ko biết đi)

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #76192   31/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    T cũng đồng ý với boyluat là một vấn đề mang tính thế hệ, chứ không phải tính giáo dục ko phải 1 sớm 1 chiều chúng ta có thể giải quyết được. mà nhất là thói quen xấu, khi ngấm vào máu rồi chỉ có thể thay dần máu đi, kiếm tính trạng mơi cải thiện dần thui

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #76210   31/12/2010

    hovanhong129
    hovanhong129

    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    @boyluat:

    Xin nói lại về cái ví dụ của tôi:

    Sau khi nâng mức phạt lên thì gần như không còn tình trạng này nữa ( bạn thử kiểm nghiệm bằng chính từ thực tiễn tại địa phương bạn). Vậy theo bạn đó là Luật chưa nghiêm hay là người thi hành pháp luật không nghiêm????

    Bạn cho rằng đó là kết quả của việc nâng mức xử phạt (chế tài)????

    thực tế không phải như vậy đâu.Đó là do các lực lượng chức năng đã không thực hiện đúng chức trách của mình. Họ đã chuyển lỗi từ lỗi bị xử phạt nặng sang lỗi nhẹ ( để làm gì vây?).

    Tôi đã có đề nghị bạn hãy kiểm chứng ��� ngay địa phương bạn xem tình trạng này có bị xcử phạt hay không mà???

    Chính vì tình trạng xử lý kiểu nửa vời như vậy nên tôi cho rằng chủ yếu là do việc thực thi pháp luật không nghiêm chứ không phải luật không nghiêm.

    Mấy ông làm luật ( công an, TTGT) cư hay nói là do chế tài chưa đủ mạnh để đòi nâng mức phạt, chứ nâng xong rồi các ông có phạt đâu, lại tìm cách chuyển lỗi.

    Chắc các bạn cũng biết từ Bắc vào Nam có biết bao trạm kiểm soát giao thông vậy mà tình trạng xe vi phạm giao thông ( nhất là xe quá tải cầu đường) vẫn chạy bình thường , có vấn đề gì đâu? và bạn có biết Công an lập được bao nhiêu biên bản về quá tải không?

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #76968   04/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Chào hovanhong,

    Bạn cho rằng:

    "tôi cho rằng chủ yếu là do việc thực thi pháp luật không nghiêm chứ không phải luật không nghiêm"

    Riêng betoan89 thì có ý kiến hơi khác một tí đó là:

    Việc thi hành luật cũng có phần chưa nghiêm mà luật của chúng ta cũng chưa hoàn chỉnh, vì vậy mới có cụm từ " sửa đổi và bổ sung..." Bạn có đồng ý không.

    Trước đây chưa học luật thì nghĩ là luật luôn luôn đúng nhưng bây học rồi mới biết có nhiều kẽ hở lắm....
    Bạn có thể bảo vệ ý kiến của mình.?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #76984   04/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129

    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    @Betoan:

    BeToan Viết:

    Việc thi hành luật cũng có phần chưa nghiêm mà luật của chúng ta cũng chưa hoàn chỉnh, vì vậy mới có cụm từ " sửa đổi và bổ sung..." Bạn có đồng ý không.

    Xin được trao đổi về ý này:

    Không có Luật nào mà không có "Sửa đổi, bổ sung" vì nhiều lẽ, trong đó có 1 lẽ là cuộc sống luôn vận động, đòi hỏi Luật cũng như các chủ trương chính sách phải liên tục được " sửa đổi, bổ sung" cho phù hợp với thực tiễn.

    Nếu lấy lý do là vì cứ phải "Sửa đổi, bổ sung" để cho rằng Luật chưa nghiêm thì tôi e rằng bạn chưa khách quan cho lắm. Tất nhiên phải thừa nhận chất lượng Luật của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề, Tuy nhiên nếu đặt thêm 1 giả định như sau:

    Trong khi Luật đã nghiêm rồi, nhưng thực thi Luật không nghiêm thì soạn thảo Luật cho nghiêm để làm gì???? ( tất nhiên đây chỉ là giả định thôi). Giả sử bạn là người làm Luật, nhưng bạn Làm Luật xong (cứ cho là rất nghiêm) mà những người thi hành Luật làm không nghiêm thì bạn sẽ làm gì?"

    Bạn thì cho rằng do người thi hành Luật không nghiêm, còn những người thi hành Luật lại nói rằng bạn làm Luật chưa nghiêm vì .... sau 1 thời gian thì lại phải Sửa đổi, bổ sung.

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #77070   04/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    chào bạn hovanhong:

    Không có Luật nào mà không có "Sửa đổi, bổ sung" vì nhiều lẽ, trong đó có 1 lẽ là cuộc sống luôn vận động, đòi hỏi Luật cũng như các chủ trương chính sách phải liên tục được " sửa đổi, bổ sung" cho phù hợp với thực tiễn.

    Nếu lấy lý do là vì cứ phải "Sửa đổi, bổ sung" để cho rằng Luật chưa nghiêm thì tôi e rằng bạn chưa khách quan cho lắm. Tất nhiên phải thừa nhận chất lượng Luật của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề, Tuy nhiên nếu đặt thêm 1 giả định như sau:


    Bạn cho rằng vì cuộc sống luôn vận động nên luật phải thay đổi để phù hợp...
    Theo mình cuộc sống thì vân đông nhưng không có nghĩa là luật phải thay đổi mãi...
    Mình xin lấy ví dụ: Bạn có biết bộ luật dân sự pháp không... nó được ra đời từ năm nào, tồn tại bao lâu rồi, có thay đổi những gì...xã hội pháp có vận động phát triển không...

    Còn nữa mình dùng cụm từ " sửa đổi bổ sung" để cứng minh cho nhận định là luật chưa hoàn chỉnh chứ không nói là luật chưa nghiêm.

    Mình đồng ý với bạn là xã hội vận động nên luật phải phù hợp, nhưng xã hội thay đổi  không có nghĩa là luật phải thay đồi, như ví dụ về bộ luật dân sự pháp đã tồn tại khoảng 300 năm mà vẫn không thay đổi mắc dù xã hội đã khác rất nhiều..Tại sao lại được như thế.

    Còn các ngành luật của chúng ta tồn tại được bao lâu...Theo mình thì tầm nhìn và khả năng làm luật của chúng ta thua họ" vì nhiều lý do, cũng có thể là chiến tranh kéo dài nên không có thời gian điều kiện để nghiên cứu....không phải vì ta kém hơn họ "


    Xã hội thay đổi từng ngày liệu pháp luật có thay đổi từng ngày được không?

    Bạn cho rằng trong trường hợp luật nghiêm mà người làm luật chưa nghiêm...Vậy chúng ta không có quy định nào dành cho những người thi hành luật này hay sao, chúng ta không có chế tài với những người này sao..Những chế tài và quy định dành cho những người thi hành luật này cũng là luật đấy, vậy thì nhìn một cách toàn diện thì luật chưa hoàn chỉnh thì có lý hơn.

    Bạn có thể góp ý?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #78264   11/01/2011

    hovanhong129
    hovanhong129

    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    @BeToan viết:
    Những chế tài và quy định dành cho những người thi hành luật này cũng là luật đấy, vậy thì nhìn một cách toàn diện thì luật chưa hoàn chỉnh thì có lý hơn.

    Có chế tài cho việc thi hành Luật, nhưng người ta vẫn bỏ qua, không chấp hành thì đấy là việc thực thi Luật không nghiêm chứ đâu phải Luật chưa hoàn chỉnh
    Mong được trao đổi thêm

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #78427   11/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Bạn không hiểu ý mình rồi:
    Mình viết:

    Những chế tài và quy định dành cho những người thi hành luật này cũng là luật đấy, vậy thì nhìn một cách toàn diện thì luật chưa hoàn chỉnh thì có lý hơn.

    Ý của mình trên này có nghĩa là phải có "chế tài" đối với những người thi hành luật không nghiêm .

    Ví dụ như: luật cán bộ công chức 2008 chẳng hạn: nó quy định cho các cán bộ cộng chức hoạt động và cũng có những quy định xử phạt đối với những trường hợp cán bộ công chức sai phạm
     ( Những quy định xử phạt này chính là chế tài).

    Mình vẫn Duy trì quan điểm: "Việc thi hành luật cũng có phần chưa nghiêm mà luật của chúng ta cũng chưa hoàn chỉnh"


    Mình xin đưa thêm chứng cứ để chứng minh luật chưa hoan chỉnh"

    Đó là việc luật chưa theo kịp tình hình thực tế hiện nay, một số trường hơp có trong thực tế mà luật chưa có quy định điều chỉnh: Bạn đọc bài viết " Mại dâm nam xử sao đây" trong danluat chúng ta đó.Đó cũng là một trường hợp.


    Bạn có thể Đưa ra chứng cứ để chứng minh rằng luật " chủ yếu là do việc thực thi pháp luật không nghiêm chứ không phải luật không nghiêm"

    Nhiều vấn đề luật chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ rang  hoặc lách luật vẫn diễn ra?
    Vậy luật nghiêm chưa, hoàn chỉnh chưa nhỉ?


    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |