Theo Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam thì bình đẳng giới không phải là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỉ lệ 50/50 mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển tòan diện về mọi mặt. Đồng thời tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình đem lại.
meatbun hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên!
- khi xem xét về luật, phải xem xét một cách tổng thể, không thể chỉ đưa ra một điều luật mà cho rằng nó có tính thực tế hay không!
Đúng là tại điểm a, b khoản 5 Điều 11 luật bình đẳng giới có ghi rõ:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về về bình đẳng giới;
trên thực tế khi bầu đại biểu Qh, đại biểu HĐND nói riêng cũng như trong các hoạt động bổ nhiệm, đề bạt nói chung, nam giới thường có lợi thế hơn do đặc điểm về giới (không bị ảnh hưởng bởi việc chăm lo gia đình, con cái như người phụ nữ) do đó, tất nhiên phải đặt vấn đề ưu tiên đối với nữ giới trong bầu cử. Ở đây mình chưa nói đến vấn đề về trình độ, năng lực. Bởi vì, tất nhiên người được bầu cử là người có năng lực, được mọi người tín nhiệm! Nên tất nhiên không thể coi nó là hoạt động mang tính hình thức.
Khoản 3, điều 6 chỉ rõ:
3- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
Theo meatbun, biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là những điều luật đưa ra nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giới được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống một cách cụ thể, mà ở đây là làm cho vị trí và vai trò của phụ nữ được thừa nhận trong thực tiễn (chứ không chỉ là lời nói suông).