Kỳ họp Quốc hội này sẽ thông qua Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, dự kiến Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2015. Theo đó, Luật này sẽ thay thế Luật bầu cử đại biểu Quốc hội 1997 và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003.
Một số nội dung mới được đề cập tại Luật này như sau:
1/ Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, do Quốc hội quyết định và công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
2/ Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến theo đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm để ít nhất là 15% tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.
3/ Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm để ít nhất là 30% tổng số người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.
4/ Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội được bầu không quá ba đại biểu.
Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu.
5/ Quy định vai trò trách nhiệm của Hội đồng bầu cử quốc gia
Mục 1 Chương III của Luật này quy định rõ về Hội đồng bầu cử quốc gia với các vai trò, trách nhiệm của từng chức danh thuộc Hội đồng bầu cử quốc gia.
6/ Hồ sơ ứng cử phải được nộp chậm nhất 70 ngày trước ngày bầu cử
Hồ sơ ứng cử gồm:
- Đơn xin ứng cử.
- Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.
- Tiểu sử tóm tắt.
- Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Xem chi tiết dự thảo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại file đính kèm.
Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 20/05/2015 03:38:53 CH