Lừa Đảo tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #420785 06/04/2016

    internetnetpro

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lừa Đảo tài sản

    Em Tên Thông  25 Tuổi Có 1 số thắc mắc mong luật sư tư vấn

    Tội Là em co quen 1 người bạn . hiện nó đang chơi game online và dùng tài khoản facebook để lừa đảo thẻ điện thoại ... số tiền không nhiều chỉ có 200 nghìn với 150 nghìn nhưng nó thực hiện nhiều lần với nhiều người khác nhau . số tiền gôm lại của hàng chục người bị lừa lên tới 7 , 8 triệu đồng... và giờ no đang bị điều tra ... không biết tội của nó có đũ truy tố trách nhiệm hình sự không luật sự ? và mức án là bao nhiêu ạ !! tại e có biết luật là trên 2 triệu mới bị truy tố nhưng không biết lừa 1 người 2 triệu mới bị hay nhiều người gộp lại trên 2 triệu là bị truy tố á ...

    Và luật sư cho hỏi người bị lừa đảo khoản 200 nghìn 300 nghìn có được quyền báo công an không . và có được công an giải quyết không ạ

     
    9560 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #420829   06/04/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Chào bạn, tùy mức độ vi phạm sẽ có mức phạt khác nhau. Tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định:

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Ngoài ra, trong trường hợp người bị lừa đảo nếu có đầy đủ bằng chứng về hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể báo công an. 

     
    Báo quản trị |  
  • #421503   13/04/2016

    DuongNgalaw
    DuongNgalaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2016
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    vấn đề của bạn tôi xin phép có ý kiến như sau: 

    phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội nhưng hành vi đó chỉ cấu thành 1 tội, xâm phạm đến cùng 1 khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố xét xử.bạn anh đã thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, liên tục trong một thời gian nên có thể bị đề nghị truy tố theo khoản 1 điều 139 bộ luật hình sự.

     cụ thể, bạn anh đã vi phạm khoản 1 điều 139:  " Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm. những người đã từng bị lừa đảo có thể lên công an trình báo về việc mình bị lừa đảo. 

    Dương Nga

     

     

     

     

     

     

    Ms. Dương Nga

    M: 0985808957 – E: Duongngalaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #421953   19/04/2016

    wlinh12
    wlinh12

    Male
    Sơ sinh

    Kon Tum, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin bổ sung cho câu hỏi và câu trả lời như sau:
    Theo khoản 5 Mục II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP thì giá trị tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trên là tổng giá trị tài sản các lần lừa đảo chiếm đoạt được. Đây không thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần.

    Khoản 5 Mục II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định như sau:

    "...
           
    5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích...), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương úng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

    a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

    Ví dụ: Tối ngày 12/11/2001 Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích đi trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất A vào một gia đình và lấy được 1 chiếc đài cát sét trị giá 200 ngàn đồng bỏ vào bao tải đem dấu ở một bụi cây. Lần thứ hai A vào một gia đình khác lấy được một bộ quần áo trị giá 250 ngàn đồng và bỏ tiếp vào bao tải. Khi đi ngang qua thấy một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng dựng ở sân của một gia đình khác, A phá khoá và dắt xe đạp ra bỏ bao tải tài sản vừa trộm cắp được lên xe đạp. Khi A đạp xe đi được một đoạn thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 750 ngàn đồng; do đó, A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS

    b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính.

    Ví dụ: Nguyễn Văn B không có nghề nghiệp bỏ nhà đi lang thang với mục đích trộm cắp tài sản. Ngày 15-3-2001 B trộm cắp được một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng đem bán lấy tiền tiêu xài. Ngày 16-4-2001 B ra bến xe và móc túi được 150 ngàn đồng. Ngày 17-5-2001, B phá khoá cửa của một gia đình vào trộm cắp được một số tài sản trị giá 200 ngàn đồng và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 650 ngàn đồng; do đó, B phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS

    c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng.

    Ví dụ: Thấy trong kho X của Nhà máy Z có rất nhiều tài sản, nhưng sợ bảo vệ phát hiện, nên lợi dụng những lúc sơ hở, M vào kho trộm cắp tài sản và dấu vào người. Mỗi lần trộm cắp giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng. M thực hiện đến lần thứ 6 thì bị phát hiện và bị bắt giữ."

    Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 700 ngàn đồng; do đó, M phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS"

    Cập nhật bởi wlinh12 ngày 19/04/2016 11:27:54 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #422015   19/04/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Tôi tư vấn cho bạn như sau :

    Tuy bạn không nói rõ, nhưng tôi hiểu hành vi lừa đảo thẻ điện thoại qua mạng bằng tài khoản FB thường thực hiện bằng thủ đoạn chiếm tài khoản của người nào đó rồi đưa thông tin gian dối rằng mình là người đó để  những người kết bạn với người đó tin tưởng mà tự nguyện giao tài sản, ví dụ tài khoản A có bạn là B; C; D, ngày nọ E đã dùng kiến thức IT của mình để chiếm tài khoản A rồi đóng vai là A để chat với B; C; D qua đó nhờ họ mua dùm thẻ điện thoại và thành công ! Nếu đúng như vậy thì đó mới là hành vi cấu thành tội lừa đảo theo điều 139 Bộ luật hình sự hiện hành.

    Giả sử hành vi trong trường hợp này đúng là hành vi lừa đảo, thì căn cứ Mục 5 Phần II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, sau khi cộng lại tài sản chiếm đoạt từ 7 tới 8 triệu là mới có 1 dấu hiệu, còn phải có thêm 1 trong 3 dấu hiệu mà Mục 5 Phần II Thông tư nêu trên đã qui định thì mới cấu thành tội lừa đảo theo khoản 1 điều 139 BLHS, đó là :

    1/- Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, tức lừa người thứ 1 xong thì lừa ngay người thứ 2 ... liên tục, kế tiếp như vậy cho tới đủ 2 triệu. Tôi cho rằng lừa đảo bằng FB qua mạng thì rất hiếm trường hợp có dấu hiệu phạm tội này vì mỗi lần lừa chỉ được 150 - 200 ngàn thì khó mà lừa liên tục được 10 người.

    2/- Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính. Dấu hiệu này cũng không dễ có, bởi chỉ cần người có hành vi đó chứng minh được họ có 1 nguồn thu nhập khác là không cấu thành tội lừa đảo.

    3/-Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng. Trường hợp của bạn tôi nghĩ là đã có dấu hiệu này (theo BLHS sửa đổi là dưới 2 triệu).

    Bởi các lẻ nêu trên, tôi cho rằng bạn của bạn đã phạm tội theo khoản 1 điều 139 BLHS hiện hành với hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng tới 03 năm.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 19/04/2016 06:47:02 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hipgov (22/04/2016)