trachanh19 viết:
caythongnoel viết:
Ý bạn kết luận là :dùng thủ đoạn xỏa quyệt? Tôi chưa nghe tội danh này bao giờ cả.
Theo bạn là theo điểm d khoản 2 điều 138 Đúng không?
Nếu vậy thì tôi không đồng ý: Vì Người chủ xe khi gửi chiếc xe đó cho người bảo vệ giữ, chứng tỏ Bảo vệ phải chịu Tn hoàn toàn khi có vấn đề xảy ra với chiếc xe.
Lúc này Người quản lí tài sản là bảo vệ chứ không phải là chủ sở hữu tài sản nữa. Hình thức nhận vé xe của chủ xe từ bảo vệ là hình thức của hợp đồng gửi giữ tài sản.
Mặt khác hành vi trộm cắp được hiểu là hành vi lén lút đối với chủ tài sản, tội phạm thực hiện không hề có hành vi lén lút với chủ tài sản.
Bạn
caythongnoel có vẻ thích bắt bẻ mình quá. Mình ko nói A phạm tội có tên là "dùng thủ đoạn xảo quyệt", mà mình nói A phạm tội trong trường hợp: dùng thủ đoạn xảo quyệt, mà ngay chính trong điều văn của Điều 138 cũng đã nói rồi: "Phạm tội
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm". Mình nêu luôn trường hợp "dùng thủ đoạn xảo quyệt" ra thay cho cách nói điểm d khoản 2 Điều 138. Mình cũng không hiểu bạn bắt bẻ mình về vấn đề gì???!!!
Mình thấy quan điểm của bạn cũng không đồng nhất, lúc bạn nghiêng về quan điểm này, lúc thì nghiêng về quan điểm kia. Còn mình thì vẫn giữ quan điểm là A phạm tội trộm cắp tài sản. Vì như bạn phutienpham208 nói, mình thấy rất đúng, bởi người quản lý tài sản ở đây không biết chiếc xe đó là của ai. Trường hợp người bảo vệ biết chính xác xe đó là của ai, mà A dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt, thì A mới phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
N
ếu nói A lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có quan điểm cho rằng, ông bảo vệ là người bị hại, vì ông ấy là người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu là nguyên đơn dân sự. Tuy nhiên, mình không đồng ý với quan điểm này, vì chủ sở hữu mới là người bị hại, còn người bảo vệ là người có liên quan. Người bảo vệ có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu trên cơ sở hợp đồng gửi giữ xe.
Thời gian này mình cũng khá bận, không có thời gian nghiên cữu kỹ để trao đổi với mọi người. Nếu bạn còn băn khoăn về tội trộm cắp tài sản, thì bạn tham khảo ở:
http://k50b.bforum.biz/t54-topic nhé.
Thân chào!
thưa bạn, việc tôi theo quan điểm này quan điểm kia không đồng nhất đơn giản vì tôi không cho tôi hoặc ai đó là đúng, ai thuyết phục hơn hay không thôi. Ví như trong phiên tòa( coi như tòa là người đứng giữa, không có thiên riêng tư) bạn là luật sư bào chữa, bạn biết rằng bạn đang bào chữa cho tội phạm từ có tội thành không có tội, vậy tòa sẽ quyết định theo sự bào chữa của bạn nếu bạn thuyết phục được, trong phiên tòa đó tuyên án có lợi cho bạn, nhưng khi phúc thẩm lí lẽ của bạn lại thua, không thuyết phục thì tòa có quyền thay đổi và tuyên phạt lại.
Quay trở lại vấn đề, tôi cho rằng đây là tội lừa đảo. Bạn chú ý lại phần tôi tô màu vàng nhá. Cho tôi hỏi ai là người chịu thiệt hại trên trường hợp bạn nói? cuối cùng là người bảo vệ đúng không?
Người bảo vệ bồi thường trên cơ sở hợp đồng, vậy hợp đồng ở đây là gì? có phải là việc " bảo vệ có nghĩa vụ bồi thường lại tài sản gửi sau khi làm mất không.Bảo vệ chấp nhận điều kiên trên mới kí vào biên bản hợp đồng làm việc, nếu không chịu trách nhiệm bồi thường được thì anh ta sẽ không kí hợp đồng đau bạn ạ.
Anh ta chấp nhận hợp đồng thì anh ta chấp nhận là người chịu trách nhiệm bồi thường khi làm mất tài sản của người khác, vậy lúc này đây cho tôi hỏi bạn: vậy Người chủ xe có bị lừa không? Không hề đúng không?
Người bảo vệ mời bị lừa, tên trộm có lén lút với bảo vệ không? không hề.
Trong trường hợp này người chủ xe không có liên quan đến vụ mất xe này nên người bị lừa không thể là người chủ xe được.
Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên
Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng
Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
SĐT: 0901 20.26.27
Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác