Chào bạn hoada921!
Theo quan điểm của tôi thì trường hợp này lỗi của ông A là lỗi cố ý chứ không phải là lõi vô ý.
Đồng ý với bạn là ông A biết rõ đây là 1 hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể dẫn đến chết người (tức là thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra).
Cũng đồng ý với bạn là ông A không mong có người đến (tức là không mong muốn hậy quả chết người xảy ra).
Tuy nhiên trong trường hợp này thì ông A đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều này thể hiện ở chỗ mục đích giăng điện xung quanh ao cá của ông A là để bảo vệ ao cá, tức là đối tượng mà ông A hướng đến là con người (khác với việc sử dụng điện để bãy chuột, chống gia súc phá hoại). Như vậy ông A buộc phải biết được mặc dù đã có thông báo nguy hiểm nhưng hậu quả chết người vẫn có thể xảy ra. Vì không phải bất cứ ai đến gần khu vực áo cá cũng có thể nhìn thấy biển báo, cũng không phải bất cứ ai nhìn thấy biển báo cũng tin rằng việc ông A giăng điện là có thật (có thể họ nghĩ ông A đặt biển báo để dọa thôi chứ thực ra ông A không giăng điện). Ông A buộc phải lường trước được tất cả những khả năng đó có thể xảy ra nhưng ông vẫn thực hiện việc giăng điện. Điều đó chứng minh cho ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra của ông A. Vì vậy mà lõi của ông A là lỗi cố ý theo khoản 2 Điều 9 BLHS.
Để thống nhất việc xử lý trong các trường hợp sử dụng điện làm chết người, mục 12 Phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 hướng dẫn như sau:
12. Đề nghị hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết người thì xét xử về tội gì?
Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung, Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:
a. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
b. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xẩy ra và thực tế là có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!