Lợi dụng “phạt nguội” để lừa tiền: Có bị xử phạt tội Giả mạo trong công tác không?

Chủ đề   RSS   
  • #570775 27/04/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Lợi dụng “phạt nguội” để lừa tiền: Có bị xử phạt tội Giả mạo trong công tác không?

    Lợi dụng phạt nguội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Minh họa

    Lợi dụng phạt nguội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Minh họa

    Nhiều người vẫn nhầm tưởng hành vi giả danh thành công an hoặc các lực lượng chức năng khác để lừa đảo phải bị xử về tội giả mạo trong công tác, tuy nhiên thực tế có phải như vậy hay không?

    Tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 259 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

    “1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

    b) Làm, cấp giấy tờ giả;

    c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.”

    Về cơ bản, chủ thể thực hiện tội này phải là người có chức vụ, quyền hạn, sau đó dùng chức vụ, quyền hạn này để thực hiện hành vi trái pháp luật.

    Trong trường hợp những đối tượng mạo danh không hề có chức vụ, quyền hạn nhưng tự nhận mình là công an để nạn nhân tin tưởng vào thông tin chúng cung cấp hòng thu được khoản tiền “phạt nguội” đã được “vẽ” ra, chúng ta phải xem xét hành vi này phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

    Cụ thể, Điều 174 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định:

    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;”

    Hành vi khách quan của tội này là “bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác”, trong đó bất kỳ thủ đoạn nào tạo ra thông tin giả mạo để nạn nhân tin lời mình và giao tài sản đều được xem là thủ đoạn gian dối.

    Ở đây việc giả danh công an sẽ không bị khép vào các tội liên quan đến chức vụ, mà chỉ là một hành vi tạo thông tin giả hòng thực hiện mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Tùy thuộc vào số tiền lừa đảo mà khung hình phạt có thể tăng lên cao nhất đến 20 năm tù khi số tiền chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên, tuy nhiên với những mức phạt hành chính về giao thông hiện nay, số tiền chiếm đoạt chỉ có thể nằm ở khung cơ bản của tội này!

    Nếu người lừa đảo thật sự là người có quyền hạn, trách nhiệm trong việc xử phạt hành chính nhưng lại lạm dụng chức vụ của mình để đòi tiền người vi phạm, đây là hành vi cấu thành tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 355 BLHS 2015!

     
    1056 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    admin (28/04/2021) ThanhLongLS (27/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570915   29/04/2021

    Phương thức và thủ đoạn của hành vi lợi dụng phạt nguội để chiếm đoạt tài sản này là sử dụng mạng viễn thông/điện thoại, giả danh là cơ quan công an, bưu điện để gọi điện đến thuê bao di động, điện thoại bàn của người dân để thông báo việc có 1 biên lai xử phạt nguội về giao thông nhằm làm cho người dân hoang mang, lo sợ để khai thác thông tin cá nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #576816   31/10/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    MÌnh nghĩ tất nhiên là có, thậm chí còn mang tính chất lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Không phải người dân nào cũng có thể nắm rõ hết các mức phạt vi phạm giao thông, nếu xử phạt mức vi phạm sai, thậm chí lợi dụng quyền hạn để lừa tiền thì càng phải truy cứu nặng hơn

     
     
    Báo quản trị |  
  • #578295   24/12/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Lợi dụng “phạt nguội” để lừa tiền: Có bị xử phạt tội Giả mạo trong công tác không?

    Không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ email) cho bất kỳ ai không quen biết mà chưa xác định được thẩm quyền của người đó.

     
    Báo quản trị |