Loại tài sản nào có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mượn tài sản?

Chủ đề   RSS   
  • #496611 11/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Loại tài sản nào có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mượn tài sản?

    Theo quy định của pháp luật về khái niệm “Tài sản” được ghi nhận tại Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 cũng như danh sách “Các loại tài sản” được mô tả tại Chương VII Phần thứ hai BLDS 2015, cụ thể, nếu như ở Điều 105, các nhà làm luật liệt kê ra bốn loại tài sản, bao gồm:

    1. “vật”, 
    2. “tiền”,
    3. “giấy tờ có giá”
    4. “quyền tài sản” 

    thì tại các điều luật tiếp sau đó, căn cứ vào thuộc tính tự nhiên cũng như pháp lý của bốn loại tài sản nêu trên, người ta lại phân tài sản thành tám nhóm khác nhau, như:

    1. “bất động sản và động sản”;
    2. “hoa lợi, lợi tức”;
    3. “vật chính và vật phụ”; 
    4. "vật chia được và vật không chia được”;
    5. “vật tiêu hao và vật không tiêu hao”;
    6. “vật cùng loại và vật đặc định”;
    7. “vật đồng bộ”
    8. “quyền tài sản”. 

    Trong tương quan so sánh, đối chiếu giữa nội dung các điều luật vừa liệt kê ở trên với các quy định xoay quanh hợp đồng vay tài sản, chúng ta chỉ có thể khẳng định được “tiền” là một loại tài sản hoàn hảo để trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản.

    Tìm hiểu về khái niệm “Hợp đồng vay tài sản” được ghi nhận tại Điều 463 BLDS 2015, chúng ta thấy “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng” là một trong những đặc điểm pháp lý quan trọng nhất của hợp đồng vay tài sản. Như vậy, nhìn dưới góc độ này chúng ta cần chú ý:

    -Dường như chỉ có những tài sản có thể thay thế được bằng một tài sản khác cùng loại mới đủ điểu kiện đem cho vay.

    -Người ta có thể đi vay cũng như cho vay cùng một lúc một hoặc nhiều tài sản khác nhau.

    -Số lượng và chất lượng của tài sản là hai vấn đề không thể bỏ qua khi soạn thảo hay kiểm tra nội dung hợp đồng vay tài sản.

    Từ phân tích trên, chúng ta có thể cho rằng trong số các loại tài sản được liệt kê tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, bên cạnh “tiền”, “vật” và “giấy tờ có giá” hoàn toàn có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản trong khi “quyền tài sản” thì không.

    Tương tự như vậy, trong số các nhóm tài sản được mô tả tại Chương VII, Phần thứ hai, Bộ luật dân sự 2015, trong khi người ta hoàn toàn có thể cho nhau vay “vật chính và vật phụ”, “vật chia được và vật không chia được”, “vật tiêu hao và vật không tiêu hao”… nhưng dừng như lại không thể cho vay “bất động sản” hay “vật đặc định”… Còn nếu dựa trên cách phân định tài sản được nêu ở trên thì những tài sản mà pháp luật quy định có lẽ phải đăng ký quyền sở hữu, cho dù đó là loại tài sản nào, cũng không thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản.

                           

    Có một thực tế hiển nhiên là trong cuộc sống đời thường, dường như các loại hàng hóa, vật phẩm bị tiêu hao trong quá trình sử dụng như gạo, đường, sữa, chè, cà phê… hay tiền thường trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, từ thực tế, chúng ta cũng có thấy xuất hiện một vài trường hợp mang tính ngoại lệ.

    Như đã trình bày, với tư cách đối tượng của hợp đồng vay tài sản, “tiền” luôn là một loại tài sản thông dụng nhất và dường như người ta chỉ có thể công chứng hợp đồng vay tiền chứ không bao giờ có thể công chứng hợp đồng mượn tiền.

    Ví dụ: ông A muốn vay của ông B 200.000.000 đồng trong thời hạn 12 tháng. Theo lẽ thông thường, ông A và ông B sẽ giao kết một bản hợp đồng vay tiền và tất nhiên, sau khi nhận được số tiền từ ông B, ông A sẽ có toàn quyền sử dụng số tiền kể trên, nếu như hai ông không có một thỏa thuận nào khác (Điều 464 BLDS 2015). Hết thời hạn cho vay, theo sự thỏa thuận của hai bên, ông A có trách nhiệm hoàn trả cho ông B khoản tiền 200.000.000 đồng và một khoản tiền lãi nhất định (nếu có).

    Nếu trong tình huống kể trên, thay vì xác lập giao dịch vay tiền, ông A và ông B lại giao kết một bản hợp đồng mượn tiền, dường như bản chất pháp lý đã bị thay đổi đáng kể. Theo đó, khi hết thời hạn cho “mượn” tiền, thay vì chỉ cần thanh toán cho ông Nguyễn Văn B một khoản tiền tương đương (có thể bao gồm cả tiền lãi do hai bên thỏa thuận), ông A phải hoàn trả lại cho ông B đúng số tiền mà ông B đã giao cho ông A (chính xác từ số lượng, mệnh giá, số sê ri… của từng tờ tiền). Sở dĩ như vậy là do bên mượn phải trả lại tài sản mượn cho bên cho mượn (khoản 3 Điều 496 BLDS 2015). Nói theo một cách khác, lúc này khoản tiền vay không phải là “vật cùng loại” như thông thường mà đã trở thành “vật đặc định”. Như vậy, người ta vẫn có thể giao kết hợp đồng mượn tiền trong trường hợp mượn tiền vào mục đích khác ngoài việc sử dụng.

     
    19986 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    phapchebtg (18/11/2020) TamDucgroup (11/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận