Khi xây dựng nhà ở, người dân cần phải xác định mốc lộ giới để tính toán xây dựng nhà ở phù hợp để tránh việc vi phạm khu vực lộ giới. Vậy, lộ giới là gì? Cách xác định lộ giới thực hiện ra sao?
Lộ giới là gì?
Thuật ngữ lộ giới được sử dụng nhằm chỉ ra đoạn ranh giới của khoảng lùi phân cách giữ phần đường quy hoạch mở đường, mở hẻm hoặc xây dựng các công trình nhà nước so với phần đất của người dân được cấp quyền sử dụng đất (QSDĐ).
Một số trường hợp cá nhân, hộ gia đình có thể được sử dụng tạm thời phần lộ giới còn trống nhưng khi nhà nước tiến hành xây dựng đường, lộ thì phải phá dỡ công trình đang lấn chiếm.
- Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác.
- Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình (phần nổi và phần ngầm) và phần đất lưu không.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Hướng dẫn cách xác định mốc lộ giới
Căn cứ QCVN 41:2019/BGTVT quy định mốc lộ giới là cọc mốc được đặt ở mép ngoài cùng xác định ranh giới của đất dành cho đường bộ theo chiều ngang đường.
Mốc lộ giới đất gồm: lộ giới, khoảng lùi và chỉ giới xây dựng, trong đó, chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép người dân xây dựng nhà, công trình kiên cố.
Theo đó, người dân xác định mốc lộ giới cho một khu đất qua 4 bước lần lượt như sau:
Bước 1: Trước khi mua đất hay xây nhà thì người dân cần nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới và các biển báo liên quan đến lộ giới được cắm ở 2 bên đường.
Bước 2: Từ vị trí cột mốc lộ giới, xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang hai bên.
Bước 3: Từ lộ giới vừa xác định, tính toán khoảng lùi phù hợp với tuyến đường, đảm bảo đúng theo quy hoạch của cơ quan nhà nước.
Bước 4: Từ việc xác định được khoảng lùi của công trình sẽ ra được chỉ giới xây dựng, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.
Nên xây dựng nhà ở cách lộ giới bao nhiêu?
Tuyến đường
lộ giới
|
Độ cao của nhà
|
Khoảng cách từ nhà đến lộ giới
|
Dưới 19m
|
Dưới 19m
|
Không phải xây cách lộ giới, nhà sẽ xây sát vỉa hè
|
|
19m – 22m
|
Xây cách lộ giới 3m
|
|
22m –25m
|
Xây cách lộ giới 4m
|
|
28m trở lên
|
Xây cách lộ giới 6m
|
19m – 22m
|
Dưới 22m
|
Không phải xây cách lộ giới, nhà sẽ xây sát vỉa hè
|
|
22m – 25m
|
Xây cách lộ giới 3m
|
|
28m trở lên
|
Xây cách lộ giới 6m
|
22m trở lên
|
22m – 25m
|
Không phải xây cách lộ giới
|
|
28m trở lên
|
Xây cách lộ giới 6m
|
Như vậy, lộ giới được xác định là giới hạn ranh giới giữa phần lộ đường bộ so với khoảng lùi được cho phép người dân tạm sử dụng hoặc không cho phép sử dụng nếu có biển cấm được phân cách bằng đường chỉ đỏ.