LẤY XE ĐỂ YÊU CẦU TRẢ NỢ THÌ BỊ TỘI GÌ?

Chủ đề   RSS   
  • #310053 19/02/2014

    invalid1176779

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:01/02/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    LẤY XE ĐỂ YÊU CẦU TRẢ NỢ THÌ BỊ TỘI GÌ?

    Do bạn mượn nợ chưa trả nên khi ở ngoài đường, ba bị cáo đã lấy xe máy và nói khi nào mang tiền đến trả thì sẽ trả lại xe. Vậy ba bị cáo này phạm tội cướp hay cưỡng đoạt tài sản? 

    Thực tiển xét xử

    Trước đó, xử sơ thẩm vào tháng 5, TAND thị xã Dĩ An đã tuyên phạt bị cáo Lê Vũ Thế Huy 39 tháng tù, Phạm Quốc Đạt và Thạch Nguyên Vũ mỗi người 36 tháng tù về tội cướp tài sản.

    Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đồng thời, chị Uyên, người bị hại của vụ án, cũng có đơn kháng cáo xin giảm án cho ba bị cáo vì cho rằng bản án như vậy là quá nặng. Theo chị Uyên, chị “là bạn bè với các bị cáo, do đó xét xử ba bị cáo với tội danh cướp tài sản là không phù hợp”.

    CÒN Ý KIẾN CÁC BẠN THÌ SAO?

    Trân trọng!

     
    6267 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn invalid1176779 vì bài viết hữu ích
    Romantic_lawyer (20/03/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #310080   19/02/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Trường hợp này thì cần xác định cấu thành tội phạm của hai tội trên khác nhau  ở điểm nào.

    - “Tội cưỡng đoạt tài sản” được Khoản 1 Điều 135 BLHS quy định: “Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”.

    - “Tội cướp tài sản” được Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

    Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dạo dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Ví dụ: A dùng súng bắn chỉ thiên và đe dọa, bắt B phải tháo đồ trang sức trên người đưa cho hắn nếu không hắn sẽ bắn chết ngay…

    Đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản: Đe dọa gây thiệt hại về thể chất, vật chất cho người chủ tài sản nếu người đó không đáp ứng, không làm thỏa mãn yêu cầu về tài sản cho người phạm tội. Việc đe dọa dùng vũ lực không dẫn đến việc dùng vũ lực ngay tức khắc mà có khoảng thời gian nhất định để người bị đe dọa suy nghĩa, cân nhắc lựa chọn để quyết định trao hay không trao tài sản.

    Đây là điểm khác nhau cơ bản của hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản với hành vi đe dọa dùng dùng ngay tức khắc vũ lực trong tội cướp tài sản. Trong tội cướp tài sản, người bị đe dọa không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ sẽ bị tấn công “tức khắc” bằng vũ lực nếu không thoả mãn yêu cầu của người phạm tội.

    Tham khảo từ baophapluat

    Như vậy trong trường hợp trên thì cũng chưa rõ tình huống lắm tuy nhiên có thể xét vào tội cưỡng đọat vì trên thực tế mới là đe dọa và người bị lấy tài sản có thể khống chế đựơc hành vi của 3 bị cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #310097   19/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Có thể là phạm Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản . 

     
    Báo quản trị |  
  • #310676   22/02/2014

    Romantic_lawyer
    Romantic_lawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2014
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn hungmaiusa

    Mình nghĩ đã đến lúc chúng ta nên Quyết Đoán trong tranh luận.

    Sao bạn lại dùng từ "có thể"

    ---

    Theo mình là đây là tội cưỡng đoạt, bởi vì mối quan hệ nhân thân giữ họ là chỗ quen biết.

    Phản xạ bình thường thì chả lại lại đi Cướp trong trường hợp  và tình thế như thế.

    Đã cấu thành tội Cưỡng đoạt. Nhưng điều đáng nói ở đây là

    Cưỡng đoạt không phải vì mục đích chiếm đoạt  mà là vì mục đích muốn được trả nợ.

    Trong trường hợp ranh giới quá mong manh không thể phân biệt giữa Cướp và Cưỡng đoạt. Nếu mình là Hội thẩm nhân dân mình sẽ bỏ phiếu theo hướng đây là tội Cường đoạt (nhẹ hơn cho bị cáo) 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #310937   24/02/2014

    sinhvien4u
    sinhvien4u

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tội là cưỡng đoạt tài sản của công nhân

     
    Báo quản trị |  
  • #310948   24/02/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Romantic_lawyer viết:

    Chào bạn hungmaiusa

    Mình nghĩ đã đến lúc chúng ta nên Quyết Đoán trong tranh luận.

    Sao bạn lại dùng từ "có thể"

    Chào bạn.

    Nếu không chắn chắn đúng khi trao đổi thì nên dùng từ "có thể". Bạn Quyết Đoán nếu sau này có người chứng minh là bạn sai thì "trốn" không kịp. Ví dụ :

     

    Romantic_lawyer

    Romantic_lawyer

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/images/rankicons/rank0.gif 
    Công dân mới 
    Hồ Chí Minh, Việt Nam 
    Tham gia:21/02/2014 
    Tổng số bài viết (8) 
    Số điểm: 295 
    Cảm ơn:0 
    Được cảm ơn 0 lần 

    Kết bạn 
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/Images/user_offline.gif

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/Images/icon_pm.png PM

     

    Re:LUẬT DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ GIỚI HẠN THỜI HẠN CAM KẾT GÓP VỐN.

    Đã nói là không có. Cá gì cũng cá. Khỏi tìm

     
     

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-doanh-nghiep-khong-co-gioi-han-thoi-han-cam-ket-gop-von.-108543.aspx

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #310972   24/02/2014

    Haidangldg
    Haidangldg

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Nếu bị kiện thì bạn bị đi tù về tội cưỡng đoạt tài sản  đó, sau này mình nghĩ nếu có thì nên bổ xung vào giấy cho vay là nếu sau thời gian xx nếu không hoàn trả cả gốc lẫn lời thì tôi sẽ cưỡng chế lấy đồ để thu hồi vốn.

    Ở VN mình đôi khi luật không được công bằng lắm. Chẳng hạn như 1 nhóm người đánh 1 người, 1 người chống trả lại để bảo vệ lỡ giết chết người vẫn bị đi tù. Đây là cái luật mình rất ức chế ở VN.

     
    Báo quản trị |  
  • #310977   24/02/2014

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Các bạn tham khảo bài viết: 

    Tội gì cũng không ổn thì không nên truy cứu

    Của tác giả Đinh Văn Quế trên báo Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/02/2014

     

    Đã đến lúc các cơ quan tố tụng trung ương cần thống nhất hướng dẫn loại hành vi này có cấu thành tội phạm hay không, nếu có thì đó là tội phạm gì…
    Trường hợp mà Pháp Luật TP.HCM vừa phản ánh (bài “Chiếm đoạt tài sản nhưng chưa rõ tội” số ra ngày 18-2) không phải là hãn hữu khi xác định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của người bị hại sau khi giết, hiếp, đánh, đuổi...

    Nhiều năm chưa ban hành hướng dẫn

    Từ những năm 1980, vấn đề này đã nhiều lần được đưa ra bàn thảo nhưng vẫn chưa tìm ra ý kiến xác đáng. Các lần sửa đổi, bổ sung BLHS cũng đều đề cập đến loại hành vi này nhưng cuối cùng cũng không gút được đó là hành vi phạm tội gì.

    Trong thực tiễn xét xử, khi gặp trường hợp tương tự, các tòa án đã định tội rất khác nhau về hành vi “lấy” tài sản của người bị hại sau khi người bị hại chết hay ngất xỉu, bỏ chạy... Có nơi định tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, có nơi định tội trộm cắp tài sản, lại có nơi định tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hoặc tội chiếm giữ trái phép tài sản...

    Trước đây, trong các hội nghị tổng kết công tác xét xử, Tòa Hình sự TAND Tối cao cũng có tham luận về việc định tội đối với loại hành vi này nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức tham luận. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng chưa có hướng dẫn vì vấn đề này liên quan đến các cơ quan tố tụng nên nếu có hướng dẫn thì cũng phải ban hành bằng một thông tư liên tịch.

    Năm tháng qua đi, cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn. Do đó khi gặp trường hợp tương tự như đối với vụ án mà báo nêu, có những ý kiến khác nhau là điều không thể tránh khỏi.


     

    Tội gì cũng không ổn

    Nếu cho rằng hành vi này phạm tội cướp tài sản vì việc dùng vũ lực khiến nạn nhân bỏ chạy, sau đó lấy tài sản là hành vi xâm hại đến hai mối quan hệ được BLHS bảo vệ đó là sức khỏe, tính mạng con người và tài sản. Ở đây bị cáo tuy đã dùng vũ lực nhưng mục đích của việc dùng vũ lực không phải để chiếm đoạt tài sản. Chỉ khi người bị hại bỏ chạy thì bị cáo mới có ý định chiếm đoạt rồi thực hiện hành vi chiếm đoạt. Dấu hiệu đặc trưng của tội cướp tài sản không chỉ là hành vi dùng vũ lực mà hành vi dùng vũ lực đó phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Nếu mục đích của việc dùng vũ lực không nhằm chiếm đoạt tài sản mà vì mục đích khác thì việc “lấy” tài sản của người bị hại bỏ lại không thỏa mãn dấu hiệu của tội cướp tài sản.

    Nếu cho rằng hành vi này cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản cũng không ổn bởi người bị hại tuy có sợ nhưng không phải sợ nên buộc phải giao tài sản cho bị cáo. Người bị hại sợ bỏ chạy là vì sợ bị đánh chứ không phải sợ mất tài sản. Ngay cả trường hợp người bị hại sợ mất tài sản nhưng bị cáo không có ý định chiếm đoạt trước khi có hành vi đe dọa thì cũng không phải là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.

    Hành vi này cũng không phải là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản vì dấu hiệu đặc trưng của tội công nhiên chiếm đoạt là người bị hại phải là người nhìn thấy bị cáo chiếm đoạt tài sản mà không làm gì được. Cũng không thể nói do bị đánh, bị đuổi nên biết bị cáo lấy tài sản mà không làm gì được, vì lúc đó bị cáo chưa có ý định chiếm đoạt tài sản, chỉ khi người bị hại đã bỏ chạy rồi, không còn ở hiện trường nữa thì bị cáo mới có ý định chiếm đoạt. Ở tội công nhiên chiếm đoạt, người phạm tội lợi dụng người bị hại “vướng mắc” nên không thể giữ được tài sản nhưng sự vướng mắc này do người bị hại hoặc do khách quan gây ra chứ không phải do người bị hại gây ra cho người bị hại. Công nhiên chiếm đoạt là công nhiên với người bị hại còn đối với người khác, người phạm tội không quan tâm.

    Cũng có ý kiến cho rằng hành vi này của bị cáo là hành vi “trộm cắp tài sản” vì người bị hại không biết mình bị chiếm đoạt. Ý kiến này có vẻ phù hợp nhưng lại không thỏa mãn yếu tố “lén lút” trong tội trộm cắp. Ở đây bị cáo không phải lén lút với bất cứ ai, kể cả người bị hại. Ở Liên Xô (cũ), đối với trường hợp sau khi giết người, bị cáo thấy có tài sản nên lấy luôn là phạm tội trộm cắp, họ cho rằng khi bị cáo lấy tài sản người bị hại không biết mình bị mất. Tuy nhiên, ở nước ta, đối với trường hợp tương tự đều truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản nên không ai còn quan tâm vì sao lại là trộm cắp tài sản. Hơn nữa, khi xét xử bị cáo về tội giết người mà người bị hại chết thì mức hình phạt rất nặng nên việc xét xử bị cáo về tội cướp tài sản hay tội gì khác không còn quan trọng nữa.

    Đa số ý kiến cho rằng trường hợp này nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo về tội chiếm giữ trái phép tài sản là phù hợp. Tuy nhiên, về hình phạt, tội phạm này lại rất nhẹ. Đặc biệt, cấu thành tội phạm của tội này lại đòi hỏi có những dấu hiệu chặt chẽ như sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó mà bị cáo cố tình không trả thì mới phạm tội.

    Như vậy, việc xác định tội danh đối với hành vi “lấy” tài sản của người bị hại sau khi người bị hại đã chết hoặc ngất xỉu, bỏ chạy, về lý luận cũng như thực tiễn xét xử chắc chắn sẽ còn nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành phạm tội thì không nên ép vào tội này hay tội khác mà tốt nhất là không nên truy cứu trách nhiệm hình sự! Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan tố tụng trung ương cần thống nhất hướng dẫn loại hành vi này có cấu thành tội phạm hay không, nếu là hành vi phạm tội thì đó là tội phạm gì?

    ĐINH VĂN QUẾ, nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao

     

    Tóm tắt vụ việc

    Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 18-2 phản ánh: Tối 24-7-2013, tại một quận ở TP.HCM, anh Phạm Hữu Hòa và bạn bè đang ngồi trước cửa nhà thì bị Trần Tiến Đạt cùng ba người bạn cầm dao, cây tầm vông… xông đến đuổi đánh. Nhóm của anh Hòa bỏ chạy, để lại hai xe máy. Nhóm của Đạt đuổi theo nhóm của anh Hòa không kịp nên quay lại. Thấy xe máy của anh Hòa đang cắm sẵn chìa khóa, nhóm của Đạt lấy luôn, đem bán được 2 triệu đồng (theo kết quả định giá, xe trị giá 2,5 triệu đồng) rồi trốn về An Giang và tiêu xài hết số tiền trên.

    Sau khi bị bắt, tại cơ quan điều tra, nhóm của Đạt khai rằng khi đang ngồi trước nhà thì nhóm của anh Hòa gồm bốn người đi trên hai xe máy chạy ngang rồ ga lớn. Cho rằng bị khiêu khích nên Đạt mới rủ cả bọn đi đánh nhóm của anh Hòa.

    VKS quận đã truy tố nhóm của Đạt về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS. Nhưng TAND quận lại có quan điểm khác về tội danh. Theo tòa, hành vi của Đạt và đồng phạm không phù hợp các yếu tố cấu thành của tội cướp tài sản, nếu áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo thì có thể đề nghị truy tố họ về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 137 BLHS. Tuy nhiên, sau đó VKS vẫn bảo lưu quan điểm truy tố nhóm của Đạt về tội cướp tài sản nên TAND quận đã phải có công văn xin ý kiến của TAND TP.HCM.

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (24/02/2014)
  • #311189   25/02/2014

    invalid1176779
    invalid1176779

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:01/02/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tôi suy nghĩ....

    + Về góc độ văn bản pháp luật hiện tại thì rõ ràng quan điểm: tội gì cũng không ổn thì không nên truy cứu trách nhiệm hình sự là không thể chối cải. Bởi 01 lập luận hết sức đơn giản:

    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

    Nhưng họ không chứng minh được thì không có tội.

    Cơ sở pháp luật -  Đ 10 BLTTHS:

    Điều 10. Xác định sự thật của vụ án

    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

    + Về trường hợp bạn Romantic nói cũng có lý, bởi vì anh ta đang đứng ở giác độ HI THẨM NHÂN DÂN.

    Trân trọng.

     

    Cập nhật bởi kienvuong2013 ngày 25/02/2014 11:43:55 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn invalid1176779 vì bài viết hữu ích
    Romantic_lawyer (20/03/2014)
  • #336981   04/08/2014

    sinhvien4u
    sinhvien4u

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi cưỡng đoạt tài sản đó bạn

     

    ________________________________

    game Android
     
    Báo quản trị |  
  • #371863   26/02/2015

    protute
    protute

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đồng thời, chị Uyên, người bị hại của vụ án, cũng có đơn kháng cáo xin giảm án cho ba bị cáo vì cho rằng bản án như vậy là quá nặng. Theo chị Uyên, chị “là bạn bè với các bị cáo, do đó xét xử ba bị cáo với tội danh cướp tài sản là không phù hợp”.

     
    Báo quản trị |