Lấy trộm xe ở bãi gửi xe phạm tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #455627 01/06/2017

    hotranhung81

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 6 lần


    Lấy trộm xe ở bãi gửi xe phạm tội gì?

    Xin chào Anh/Chị Luật sư,

    Em có gặp một tình huống như thế này xin trình bày với anh/chị Luật sư. Bạn em gửi xe tại sân bóng để vào trong xem đá banh, được nửa trận bóng thì do thiếu người nên bạn em thay đồ để vào sân đá. Quần áo bạn em thay ra để bên rìa sân, và do bất cẩn nên để người khác trà trộn vào sân lấy thẻ xe để trong túi quần và ra lấy xe. Khi bạn em ra ngoài thì xe đã bị người khác lấy mất. Một tháng sau thì Công an bắt được thủ phạm. Ngặt một nỗi là thằng ăn cắp chỉ bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản mà không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo ý kiến em thì thằng này không phải là chủ xe mà ra ngoài lấy xe thì nó đã lừa chủ bãi gửi xe rồi, phải là tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ? Xin Anh/Chị Luật sư giải thích cho em trường hợp này với?

    Em xin cảm ơn ạ!

     

     
    8416 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455655   02/06/2017

    thanh.pthanh
    thanh.pthanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 288
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 14 lần


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm và giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

    Tình huống bạn đưa ra, rõ ràng không có hành vi chủ sở hữu giao tài sản cho người phạm tội, mà là bị lấy mất. Hành vi của thủ phạm không đủ dấu hiệu cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà nó đủ dấu hiệu cấu thành nên tội trộm cắp tài sản. 

    Còn việc tên tội phạm đã lấy được vé xe, chìa khóa xe thì việc lấy được xe ra khỏi bãi gửi xe là hoàn toàn bình thường. Không liên quan gì đến ông chủ bãi gửi xe cả.

    Mình nghĩ thủ phạm bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản là chính xác rồi bạn ạ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanh.pthanh vì bài viết hữu ích
    hotranhung81 (02/06/2017)
  • #457754   16/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là hành vi gian dối, đưa ra những thông tin trái sự thậi để lừa chủ tài sản giao tài sản cho mình rồi chiếm đoạt.

    "Trộm cắp tài sản" là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút với chính chủ tài sản và cả những ngườii khác.

    Trường hợp mà bạn nêu không thể kết tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được vì việc "lừa" chủ bãi giữ xe không thể cấu thành một tội phạm mà đó là một trong chuỗi hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của tội "Trộm cắp tài sản" thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #485523   25/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

    Yếu tố để cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    - Về khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

    - Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

    - Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.

    - Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Vậy ta có thể thấy là bạn của bạn không hề cho vay, mượn, hay cho người đó thuê mà là người đó tự ý trộm. Nên cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điều 173 Bộ luật hình sự 2015 :

    “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

     
    Báo quản trị |