Lấy tài sản của kẻ trộm thì có phải là trộm

Chủ đề   RSS   
  • #136031 01/10/2011

    thatratuikhongvui

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lấy tài sản của kẻ trộm thì có phải là trộm

    Nếu A lấy tài sản của B trị giá trên 2 triệu đồng, A biết đó là tài sản B vừa trộm được vậy A có là phạm tội khồng
     
    5093 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #136239   02/10/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn thatratuikhongvui có lý do nào để cho rằng A không phạm tội hay không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #136244   02/10/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


     
    Theo quan điểm của mình,  trả lời theo như bạn giả dụ,
    Nếu B trộm một tài sản trị giá hai triệu trở lên thì B phạm tội trộm cáp tài sản, Nếu A biết được tài sản đó do  B trộm cắp mà có, sau đó lại chiếm đoạt tài sản đó thì cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
    Vì A và B không có sự thỏa thuận trước, A biết được tài sản đó do hành vi trộm cắp tài sản của B mà có.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #136255   02/10/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Hành vi của A là hành vi chiếm đoạt tài sản mà B đã trộm cắp của người khác phải không bạn? Vậy tại sao lại không thể nói A phạm tội trộm cắp tài sản được nhỉ?
    Tại sao lại có sự khác nhau giữa trường hợp chiếm đoạt tài sản đó khi biết tài sản đó là tại sản trộm cắp, và khi không biết đó là tài sản trộm cắp?
    caythongnoel giúp mình phân tích với.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #136256   02/10/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Hì, Em tin là #0072bc; font-size: 13px;">anhdv352 cũng biết câu trả lời, nhưng em sẽ đưa ra quan điểm của mình như sau:
    đối với tội trộm cắp tài sản thì tài sản đang trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản, vậy chủ tài sản ở đây là người được hiểu là người có trach nhiệm quản lí, bảo quản hợp pháp,
    Tài sản được coi là đối tượng của tội trộm cắp tài sản khi:
    + ts đang trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong  sự chi phối về mặt thực tế của chủ ts ( hoặc ng có trách nhiệm)
    + ts còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ ts.
    Về mặt chủ quan: người phạm tội trôm cắp tài sản khi thực hiện hành vi phạm tội cũng biết được tài sản có đặc điểm đó.
    Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ ts do người khác phạm tội mà có:
    tài sản không thuộc sự quản lí, bảo quản của chủ ts, nói cách khác chủ ts chiếm hữu bất hợp pháp.
    mặt chủ quan của tội này là người phạm tội biết rõ tài sản họ chứa chấp, tiêu thụ do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm đoạt.
    chắc chắn còn sơ xuất, mong nhận được sự góp ý.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #136282   02/10/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    mặt chủ quan của tội này là người phạm tội biết rõ tài sản họ chứa chấp, tiêu thụ do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm đoạt.


    [/quote]

    Cái này là không chính xác đâu à nha.
    Đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì người phạm tội biết rõ tài sản đó là tài sản do hành vi phạm tội của người khác mà có nhưng vẫn chứa chấp, tiêu thụ mặc dù không có hứa hẹn trước (chứ không phải là vẫn thực hiện hành vi chiếm đoạt).
    Về mặt chủ quan, người phạm tội trong trường hợp này biết rõ đó là tài sản phi pháp nhưng vẫn đồng ý chứa chấp, tiêu thụ.
    Hành vi chứa chấp, tiêu thụ là khác hoàn toàn về bản chất so với hành vi chiếm đoạt.

    Trường hợp này phải xác định đó là trộm cắp tài sản. Vì
    + Về mặt khách quan: Hành vi phạm tội là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.
           Tài sản của người khác được hiểu là tài sản đang có chủ, bao gồm:
                     - Tài sản đang nằm trong khu vực quản lí, bảo quản.
                     - Tài sản chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp
                     - Tài sản có người bảo vệ trông coi, hoặc không có.
         Trong trường hợp này thì tài sản đang có chủ thuộc trường hợp thứ 2 tức tài sản chiếm hữu bất hợp pháp.

    Xét về toàn bộ dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản thì trường hợp này hoàn toàn thỏa mãn.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (02/10/2011)
  • #136286   02/10/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bổ sung thêm tý nhé!

    Trong lập luận của caythongnoel thì không những chắc chắn còn sơ suất như em đã viết, mà còn sai cơ bản về mặt lý luận.

    Thứ nhất: hành vi khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi chứa chấp hoặc hành vi tiêu thụ. Tức là sau khi anh có được tài sản do thực hiện hành vi phạm tội thì tôi chứa chấp hoặc tiêu thụ cho anh, cả hai loại hành vi này đều không có tính chất chiếm đoạt. Còn hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, đây là hành vi có tính chất chiếm đoạt. A đã lấy (mặc định là trộm cắp) tài sản của B thì cho dù tài sản đó có nguồn gốc như thế nào thì hành vi của A cũng là hành vi có tính chất chiếm đoạt.

    Vậy sao nó lại cấu thành tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được.

    Thứ hai: điều 138 BLHS quy định "Người nào trộm cắp tài sản của người khác...". Điều đó có nghĩa là đối tượng là tài sản trong tội trộm cắp tài sản trước hết phải là tài sản của người khác. Và người khác ở đây có thể là chủ sở hữu hoặc người đang quản lý tài sản. Phạm vi quản lý ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là không phân biệt việc quản lý đó có hợp pháp hay không, miễn là anh đang quản lý tài sản đó và bị người phạm tội lén lút chiếm đoạt mất. Người khác có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản này thì cấu thành tội trộm cắp tài sản.

    Em viết: "Mặt chủ quan của tội này là người phạm tội biết rõ tài sản họ chứa chấp, tiêu thụ do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm đoạt". Câu này là cái sai cơ bản nhất, em đã đánh đồng hành vi chứa chấp, tiêu thụ với hành vi chiếm đoạt.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 02/10/2011 04:05:54 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (02/10/2011) KhacDuy25 (02/10/2011)
  • #136291   02/10/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    thank anh nhiều nhé, em vừa coi kĩ lại thì thấy mình  hiểu sai một chút về chiếm đoạt.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #136335   02/10/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Hơ hơ hơ, đề bài đưa ra không thấy nói A lấy làm gì cả, ví dụ như A lấy trả lại cho chủ sở hữu, lấy đưa lên Công an trình báo thì sao? Híc

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #136423   03/10/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    nguyenkhanhchinh viết:
    Hơ hơ hơ, đề bài đưa ra không thấy nói A lấy làm gì cả, ví dụ như A lấy trả lại cho chủ sở hữu, lấy đưa lên Công an trình báo thì sao? Híc

    anh ơi theo đềnày thì mình ngầm hiểu không phải trả lại cho chủ tài sản rồi, nếu là trả laijcho chủ tài sản thì đâu có vấn đề gì nữa ạ.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |