lấy bằng tại chức luật học lên thạc sỹ

Chủ đề   RSS   
  • #409463 12/12/2015

    thuoclathanglong

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    lấy bằng tại chức luật học lên thạc sỹ

    chào các anh chị trong diễn đàn
    mình vừa mới tốt nghiệp xong luật tại chức năm nay và mình cũng như mọi người đều biết giá trị của cái bằng này là ko có đối với những người đang đi xin việc như mình, nay muốn hỏi mình có thể học lên thạc sỹ để hợp thức hóa bằng tại chức của mình luôn trong năm sau được ko hay phải đòi hỏi 2 năm kinh nghiệm mới được học tiếp thạc sỹ và văn bản nào điều chỉnh vấn đề này, mong các anh chị giải đáp cho em. Xin cảm ơn! 

    Cập nhật bởi thuoclathanglong ngày 12/12/2015 04:28:38 CH
     
    5921 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #409510   13/12/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo tôi thì một người tốt nghiệp đại học luật, cho dù là luật tại chức, thì cũng dư khả năng tìm được văn bản pháp luật về một vấn đề cụ thể nào đó.

    Bạn không tìm được văn bản điều chỉnh cho câu hỏi của bạn thì không nên học lên thạc sỹ làm gì. Lời khuyên thật lòng đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #409517   13/12/2015

    thuoclathanglong
    thuoclathanglong

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ntdieu viết:

    Theo tôi thì một người tốt nghiệp đại học luật, cho dù là luật tại chức, thì cũng dư khả năng tìm được văn bản pháp luật về một vấn đề cụ thể nào đó.

    Bạn không tìm được văn bản điều chỉnh cho câu hỏi của bạn thì không nên học lên thạc sỹ làm gì. Lời khuyên thật lòng đó.

    đầu tiên xin chào anh/chú và dù gì cũng cảm ơn vì lời khuyên thật lòng tuy khó nghe.

    em đã và đang đi làm vì điều kiện tgian và việc làm ko liên quan đến ngành luật, tìm được thông tư 15/2014 BGD thì hoàn toàn là e có thể học đượckhi vừa tn, nhưng khi liên lạc với phòng tuyển sinh của trường thì e nhận được câu trả lời là cần 2 năm năm kinh nghiệm vì đây là hệ tại chức nên e muốn hỏi là trường làm sai hay BGD còn có quy định khác ở một văn bản khác mà e chưa được đọc. Tóm gọn nội dung trong 1 topic thì e hỏi như vậy cho câu hỏi được gọn gàng đọc nhanh dễ hiểu hơn là trình bày dài dòng ntn các bác lại ngại đọc.

    Thay vì chụp mũ đánh giá xong thì anh/chú cũng nên cho e 1 câu trả lời cụ thể hoặc dẫn văn bản ra cho e tự nghiên cứu hay hơn là anh/chú chụp mũ xong bỏ đi như vậy. Mạng ảo nhưng cư xử với nhau thật
    cảm ơn anh/chú lần nữa vì đã đưa topic e lên tránh trôi xuống trang sau.

    Sẵn tiện có anh/chú/bác nào có nắm rõ quy định này thì cho e xin vài lời chỉ dẫn nhé. Chúc tất cả thành viên diễn đàn sức khỏe :D
     

     
    Báo quản trị |  
  • #409518   13/12/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trích thông tư 15/2014/TT-BGDĐT

     

    Điều 8. Đối tượng và điều kiện dự thi

    Đối tượng dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được điều kiện sau:

    1. Về văn bằng

    a) Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Quy chế này;

    b) Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 và đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;

    c) Người tốt nghiệp đại học một số ngành khác theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 6 Quy chế này có thể đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý sau khi đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;

    d) Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành;

    đ) Căn cứ vào điều kiện của cơ sở đào tạo và yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện văn bằng của thí sinh dự thi.

    2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Tùy theo yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành đào tạo, trên cơ sở đề nghị của hội đồng khoa học đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể điều kiện về thời gian làm việc chuyên môn để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trước khi đăng ký dự thi. Trường hợp người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý thì phải có tối thiểu 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi.

    3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

    4. Có đủ sức khoẻ để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo quy định tại Điểm e Khoản 1, Điều 9 của Quy chế này, thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học.

    5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.

     
    Báo quản trị |