Lập vi bằng ủy quyền có giá trị pháp lý hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #445101 10/01/2017

    ngocanh501

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2014
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 17 lần


    Lập vi bằng ủy quyền có giá trị pháp lý hay không?

    Tôi có một vấn đề cần các luật sư tư vấn. Đó là Tôi có ngừờii chú có mua một mảnh đất. Hai bên đã lập hợp đồng đặt cọc và chú của tôi đã cọc tiền theo đúng thỏa thuận. Nhưng sau đó bên kia họ lại ko bán. Giờ có một bên thứ 3 muốn mua lại mảnh đất đó từ phía gia đình kia. Họ chấp nhận yêu cầu bồi thường cho gia đình chú tôi một số tiền. Bên thứ 3 đó sẽ được ủy quyền từ gia đình kia để làm việc với chú tôi. Nhưng mà bên thứ ba đó không có giấy ủy quyền công chứng mà chỉ có vi bằng xác nhận ủy quyền. Vậy tôi muốn hỏi là vi bằng trong trường hợp này có đúng pháp luật hay không?

     
    5058 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488586   01/04/2018

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Liên - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    Giao dịch giữa chú bạn và bên bán đất là giao dịch dân sự theo đó hai bên đang tranh chấp hợp đồng đặt cọc để ký và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Nếu bên nhận đặt cọc uỷ quyền cho người khác thực hiện các nội dung đàm phán, thương lượng với chú bạn về việc huỷ cọc thì phải có uỷ quyền bằng văn bản nhưng pháp luật không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

    Hình thức lập vi bằng về giao dịch uỷ quyền thực chất là bên thừa phát lại ghi nhận sự kiện uỷ quyền của hai bên, chứng thực tính xác thực của giao dịch về thời gian, chủ thể và địa điểm, nội dung giao dịch. Việc này chỉ làm tăng tính xác tín của giao dịch và bạn có thể an tâm khi làm việc với bên được uỷ quyền.

    Về giải quyết hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng đặt cọc.

    Theo quy định của pháp luật, nếu các bên không có thoả thuận khác thì một bên nhận cọc để cam kết chuyển nhượng tài sản nhưng lại không thực hiện thì phải trả lại tiền đặt cọc và bị phạt một khoản tương đương tiền đặt cọc. Trường hợp các bên có thoả thuận thì thực hiện việc phạt cọc theo thoả thuận.

    Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư, hi vọng giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề mà bạn đang quan tâm, nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn nữa, vui lòng kết nối đến tổng đài 1900 6289 để được hỗ trợ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    ngocanh501 (13/04/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net