Lập vi bằng khi đặt cọc mua bán đất

Chủ đề   RSS   
  • #590540 30/08/2022

    Lập vi bằng khi đặt cọc mua bán đất

    Căn cứ Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
    Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
    Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm

    2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

    Theo đó, khi đặt cọc mua bán đất, nếu hai bên lựa chọn lập vi bằng thì đồng nghĩa, sự kiện đặt cọc mua bán đất được lập giữa bên mua và bên bán đã diễn ra dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại.
    Đây là sự kiện có thật, đã diễn ra, là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    Hiện nay, các văn bản pháp luật cũng không yêu cầu các bên mua bán đất phải lập hợp đồng đặt cọc trước khi thực hiện mua bán đất. Đồng thời, cũng không có văn bản nào yêu cầu hợp đồng đặt cọc phải được công chứng, chứng thực.
    Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc mua bán nhà, đất là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng mua bán đất trong một khoảng thời gian nhất định. Hết thời gian trong hợp đồng đặt cọc, hai bên sẽ thực hiện hợp đồng mua bán đất.
    =>> Như vậy, các bên mua bán hoàn toàn có thể lập vi bằng ghi nhận sự kiện đặt cọc mua bán đất mà không nhất định phải lập hợp đồng đặt cọc có công chứng, chứng thực.
    Hiện nay, theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 05/2020/TT-BTP, chưa quy định cụ thể về mức chi phí khi lập vi bằng giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại.

    Theo đó, Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thoả thuận lập vi bằng gồm:
    - Nội dung vi bằng cần lập: Thoả thuận về việc đặt cọc, thời gian thực hiện ký hợp đồng mua bán, phạt cọc, bồi thường thiệt hại...
    - Địa điểm, thời gian lập vi bằng.
    - Chi phí lập vi bằng...
    =>> Như vậy, khi lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, chi phí lập vi bằng do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng thoả thuận mà không giới hạn cụ thể là bao nhiêu.

     
    531 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thanhngoc209 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591342   25/09/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Lập vi bằng khi đặt cọc mua bán đất

    Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết trên, mình cũng xin góp thêm một số quy định sau về việc đặt cọc khi mua đất.

    Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc đặt cọc mua bán đất diễn ra khá phổ biến trong quá trình các bên thực hiện giao dịch mua bán đất. Điều này giúp tránh các các rủi ro trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật đất đai 2013, Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định bắt buộc việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.

    Do đó, bên bán và bên mua có thể lập vi bằng đặt cọc mua bán đất để ghi nhận sự kiện mua bán đất này mà không nhất định phải lập hợp đồng đặt cọc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcong99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2022)
  • #591501   26/09/2022

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Lập vi bằng khi đặt cọc mua bán đất

    Cảm ơn bài viết đã cho tôi biết một số thông tin về lập vi bằng khi đặt cọc mua bán đất. Vì trước đây tôi có tìm thông tin quy định về chi phí lập vi bằng nhưng không tìm ra. Nhờ bài viết này tôi đã biết chi phí lập vi bằng do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng thoả thuận mà không giới hạn cụ thể là bao nhiêu.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #591550   26/09/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Lập vi bằng khi đặt cọc mua bán đất

    Cảm ơn vì bài viết hay và thú vị của tác giả. Thông qua bài viết nhận thấy được rằng việc lập vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. khi đặt cọc mua bán đất, nếu hai bên lựa chọn lập vi bằng thì đồng nghĩa, sự kiện đặt cọc mua bán đất được lập giữa bên mua và bên bán đã diễn ra dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại. Đây là sự kiện có thật, đã diễn ra, là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, một lần nữa cảm ơn tác giả về bài viết và mong rằng sẽ có thêm nhiều bài viết hữu ích đến từ tác giả.

     
    Báo quản trị |