Nếu bạn là 1 start-up hoặc đang có ý định lập nghiệp, tạo dựng sự nghiệp kinh doanh của riêng mình, bạn phải là người nắm rõ nhất tình hình “sức khỏe” của công ty mình, hiểu rõ nó từ lúc mới hình thành cho đến khi phát triển.
Vì vậy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc đang có ý định tạo dựng sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình, bạn cần nắm được những công việc sau:
1. Thành lập và chọn người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp:
- Khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc chọn một tên doanh nghiệp hợp ý mình, bạn còn phải tuân theo đúng những quy định của pháp luật về việc này, sao cho không trùng, không gây hiểu nhầm, viết tắt như thế nào hoặc có được đặt tên bằng tiếng nước ngoài hay không,…
Đồng thời,phải lựa chọn địa điểm đặt trụ sở công ty ở những nơi cho phép và kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm.
- Thông thường nếu chỉ một mình bạn là người đứng ra thành lập công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân thì bạn đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty mình, đồng nghĩa chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, giao dịch phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công ty.
Tuy nhiên, nếu hùn hạp hoặc thỏa thuận góp vốn thành lập với những cá nhân, tổ chức khác thành lập doanh nghiệp thì cần thống nhất chọn ra người đại diện theo pháp luật theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp về từng loại hình.
Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho các vấn đề trên, bạn có thể tham khảo tại đây:
Những lưu ý khi đăng ký Doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của các loại hình Doanh nghiệp
2. Tìm hiểu những ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp mình
Nhà nước luôn có những ưu đãi đặc biệt dành cho những nhà khởi nghiệp, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của họ qua những chính sách ưu đãi về ngành nghề kinh doanh, về địa bàn ưu đãi/đặc biệt ưu đãi hay gần đây là Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 đã quy định thêm những ưu đãi cụ thể về thuế kế toán, chính sách tuyển dụng hay về tư vấn pháp lý cho đối tượng doanh nghiệp trên.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được doanh nghiệp của mình đã đủ điều kiện để được hưởng những ưu đãi gì và từ đó không biết cách tận dụng những ưu đãi đó đem lại lợi thế kinh doanh cho công ty của mình.
Xem thêm chi tiết một số ưu đãi cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp nói riêng theo các bài viết sau:
Chế độ ưu đãi thuế suất thuế TNDN
Chế độ ưu đãi về thời gian giảm thuế, miễn thuế TNDN
Các chế độ giảm thuế TNDN khác
Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
3. Thủ tục liên quan với cơ quan nhà nước khi thành lập
Thông thường sau khi thành lập, doanh nghiệp của bạn sẽ có tư cách pháp nhân, đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh những nghĩa vụ về thuế, về lao động,…Vì vậy, cần phải thực hiện ngay những thủ tục như “Đăng ký thuế lần đầu”, “Đặt in – tự in hóa đơn”, “Khai báo trình sử dụng lao động”,…với Chi cục Thuế, với Sở Lao động & TBXH.
02 bài viết sau đây đã tổng hợp đầy đủ tất cả các thủ tục cần thiết về Thuế và Lao động cho doanh nghiệp mới thành lập:
Thủ tục về Thuế cho Doanh nghiệp mới thành lập.
Thủ tục về Lao động cho Doanh nghiệp mới thành lập.
4. Nắm được tất cả các công việc pháp lý định kỳ trong năm
Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nhiều loại báo cáo, thông báo; trích nộp các loại phí và lệ phí, quyết toán nộp thuế định kỳ,…
Để tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có, doanh nghiệp cần hệ thống lại tất cả các thủ tục nêu trên trong vòng 01 năm và có một sự chuẩn bị kĩ càng trước. Đồng thời, hệ thống pháp luật luôn luôn cập nhật thay đổi phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải cập nhật những thay đổi này để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
Còn cập nhật...
Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 27/12/2017 02:39:43 CH