Lập nghiệp/Khởi nghiệp tại Việt Nam cần nắm rõ những điều sau

Chủ đề   RSS   
  • #480066 27/12/2017

    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Lập nghiệp/Khởi nghiệp tại Việt Nam cần nắm rõ những điều sau

    Nếu bạn là 1 start-up hoặc đang có ý định lập nghiệp, tạo dựng sự nghiệp kinh doanh của riêng mình, bạn phải là người nắm rõ nhất tình hình “sức khỏe” của công ty mình, hiểu rõ nó từ lúc mới hình thành cho đến khi phát triển.

    Vì vậy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc đang có ý định tạo dựng sự nghiệp kinh doanh cho riêng mình, bạn cần nắm được những công việc sau:

    1. Thành lập và chọn người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp:

    - Khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc chọn một tên doanh nghiệp hợp ý mình, bạn còn phải tuân theo đúng những quy định của pháp luật về việc này, sao cho không trùng, không gây hiểu nhầm, viết tắt như thế nào hoặc có được đặt tên bằng tiếng nước ngoài hay không,…

    Đồng thời,phải lựa chọn địa điểm đặt trụ sở công ty ở những nơi cho phép và kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm.

    - Thông thường nếu chỉ một mình bạn là người đứng ra thành lập công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân thì bạn đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty mình, đồng nghĩa chịu trách nhiệm về mọi hoạt động, giao dịch phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công ty.

    Tuy nhiên, nếu hùn hạp hoặc thỏa thuận góp vốn thành lập với những cá nhân, tổ chức khác thành lập doanh nghiệp thì cần thống nhất chọn ra người đại diện theo pháp luật theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp về từng loại hình.

    Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho các vấn đề trên, bạn có thể tham khảo tại đây:

    Những lưu ý khi đăng ký Doanh nghiệp

    Người đại diện theo pháp luật của các loại hình Doanh nghiệp

     

    2. Tìm hiểu những ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp mình

    Nhà nước luôn có những ưu đãi đặc biệt dành cho những nhà khởi nghiệp, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của họ qua những chính sách ưu đãi về ngành nghề kinh doanh, về địa bàn ưu đãi/đặc biệt ưu đãi hay gần đây là Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 đã quy định thêm những ưu đãi cụ thể về thuế kế toán, chính sách tuyển dụng hay về tư vấn pháp lý cho đối  tượng doanh nghiệp trên.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được doanh nghiệp của mình đã đủ điều kiện để được hưởng những ưu đãi gì và từ đó không biết cách tận dụng những ưu đãi đó đem lại lợi thế kinh doanh cho công ty của mình.

    Xem thêm chi tiết một số ưu đãi cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp nói riêng theo các bài viết sau:

    Chế độ ưu đãi thuế suất thuế TNDN

    Chế độ ưu đãi về thời gian giảm thuế, miễn thuế TNDN

    Các chế độ giảm thuế TNDN khác

    Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

     

    3. Thủ tục liên quan với cơ quan nhà nước khi thành lập

    Thông thường sau khi thành lập, doanh nghiệp của bạn sẽ có tư cách pháp nhân, đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh những nghĩa vụ về thuế, về lao động,…Vì vậy, cần phải thực hiện ngay những thủ tục như “Đăng ký thuế lần đầu”, “Đặt in – tự in hóa đơn”, “Khai báo trình sử dụng lao động”,…với Chi cục Thuế, với Sở Lao động & TBXH.

    02 bài viết sau đây đã tổng hợp đầy đủ tất cả các thủ tục cần thiết về Thuế và Lao động cho doanh nghiệp mới thành lập:

    Thủ tục về Thuế cho Doanh nghiệp mới thành lập.

    Thủ tục về Lao động cho Doanh nghiệp mới thành lập.

     

    4. Nắm được tất cả các công việc pháp lý định kỳ trong năm

    Trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp, định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nhiều loại báo cáo, thông báo; trích nộp các loại phí và lệ phí, quyết toán nộp thuế định kỳ,…

    Để tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có, doanh nghiệp cần hệ thống lại tất cả các thủ tục nêu trên trong vòng 01 năm và có một sự chuẩn bị kĩ càng trước. Đồng thời, hệ thống pháp luật luôn luôn cập nhật thay đổi phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải cập nhật những thay đổi này để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

    Còn cập nhật...

    Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 27/12/2017 02:39:43 CH
     
    3332 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #480148   28/12/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Ngoài ra, mình cũng bổ sung thêm 2 vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp khởi nghiệp cần quan tâm.

    1. Sở hữu trí tuệ

    Mỗi ý tưởng khởi nghiệp thường có tính sáng tạo, mới mẻ và liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bản quyền tác giả... Đây là tài sản vô hình, nhưng vô giá đối với mỗi doanh nghiệp.

    Thường thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không quan tâm đầy đủ việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả cũng như đăng ký thương hiệu … dẫn đến khi tranh chấp thì không có căn cứ để giải quyết. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc đăng ký bảo hộ các tài sản đặc biệt này ngay từ khi bắt đầu Khởi nghiệp. Thậm chí trước khi đăng kí kinh doanh, các ý tưởng kinh doanh đã có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.

    Xem tại đây.

    2. Vấn đề pháp lý nhân sự

    Nhân có hòa thì doanh nghiệp mới tồn tại, phát triển. Quản lý nhân sự là vấn đề cốt lõi khi khởi nghiệp cần quan tâm:

    Trước khi khởi nghiệp: Nếu Khởi nghiệp chưa hình thành pháp nhân thì thỏa thuận giữa các sáng lập viên cần đảm bảo tính hợp pháp và có tính ràng buộc nhau theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 do các bên tự thiết lập và tự chịu trách.
    Sau khi khởi nghiệp:

    + Nội quy lao động: Pháp luật quy định doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động phải có Nội quy lao động và phải đăng ký Nội quy lao động tại cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh.

    + Tiền lương, thưởng: Người sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền lương sẽ bị xử phạt hành chính, nên việc nắm rõ các quy định về trả lương là cần thiết như không được trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, trả lương sai thời hạn, các quy định về lương làm thêm giờ, làm ngày lễ tết...

    + Kỷ luật lao động: doanh nghiệp cần lưu ý đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trường hợp được sử dụng các hình thức đó và chú ý vấn đề sa thải lao động để tránh các trường hợp sa thải trái pháp luật lao động...

    + Cần tuân thủ các quy định của pháp luật đối với từng nhóm lao động cụ thể như lao động chưa thành niên, lao động nữ, lao động là người khuyết tật...

    Xem tại đây.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480548   30/12/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    5. Đăng ký bảo hộ ý tưởng kinh doanh

    Nỗi lo mất ý tưởng kinh doanh là một nỗi lo của rất nhiều nhà khởi nghiệp hiện tại. Để không mang trong mình nỗi lo mất ý tưởng kinh doanh, những nhà khởi nghiệp hãy đăng ký bảo hộ ý tưởng kinh doanh của mình theo những loại hình phù hợp dưới đây:

    Infographic - Đăng ký bảo hộ ý tưởng kinh doanh

    6. Giao kết HĐLĐ

    Doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) bằng văn bản với từng người lao động làm việc cho mình, mỗi bên sẽ giữ 01 bản; trừ các công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.

    Về phía doanh nghiệp, người có quyền giao kết các HĐLĐ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, người này cũng có thể ủy quyền cho người khác thay mình giao kết HĐLĐ; nhưng nhất định phải lập Giấy ủy quyền giao kết hợp đồng lao động

    Về phía người lao động thì chính người lao động đó là người giao kết HĐLĐ trừ một số trường hợp đặc biệt như: “Giao kết HĐLĐ với nhóm người, với người chưa thành niên”.

    Giao kết hợp đồng lao động trong công ty

    Các loại quan hệ lao động phổ biến

    Tổng hợp vấn đề Lao động – tiền lương trong công ty

    7. Tạo 1 website riêng cho DN mình

    Trong thời đại của công nghệ số và Internet, thì việc tận dụng thế giới ảo để bán hàng, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại... không còn là điều xa lạ.

    Để giúp doanh nghiệp tiếp cận một cách hiệu quả với lượng khách hàng đó, việc xây dựng một website thật hoàn hảo là điều cần thiết.

    Tuy nhiên, không phải chỉ đơn giản là bỏ tiền cho 1 bên thứ 3 thực hiện dịch vụ mà không phải quan tâm vấn đề pháp lý gì cả, chủ của website doanh nghiệp đó cần phải nắm rõ các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề pháp lý khi tạo cho mình 1 website riêng.

    Xem chi tiết tại: Để có 01 website, DN cần phải làm gì ?

    8. Đọc được báo cáo tài chính

    Là một người điều hành, sáng lập ra công ty của riêng mình, chủ doanh nghiệp cần phải nắm được tình hình kinh doanh của công ty như thế nào, lãi lỗ ra sao qua các chỉ số có trong báo cáo tài chính như Doanh thu, Lợi nhuận ròng, Chi phí, Giá vốn hàng bán,….

    Vì vậy mặc dù có thể giao phó các công việc về tính toán cho kế toán hoặc cấp dưới của mình, nhưng người chủ doanh nghiệp cần phải biết học cách đọc được các báo cáo tài chính của công ty để xem nhân viên của mình có thực hiện chính xác hay không, đồng thời nắm rõ được bức tranh tài chính của doanh nghiệp để đưa ra những phương hướng phát triển, kinh doanh phù hợp.

     

    Cập nhật bởi thanhdatvo95 ngày 30/12/2017 11:17:15 SA
     
    Báo quản trị |