Lập chứng từ giả có phải chịu tội

Chủ đề   RSS   
  • #103530 18/05/2011

    nguyenvanbien

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 346
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Lập chứng từ giả có phải chịu tội

    Tôi làm nhân viên kế toán cho công ty TNHH của tư nhân. Công việc của tôi là lập hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng, số tiền vay trên 200 tỷ đồng. Công ty thường xuyên sử dụng vốn sai mục đích như việc dùng vốn vay về để xây dựng nhà xưởng, đáo hạn các món vay đến hạn, trả lãi vay, lương … (trên phương án vay vốn là mua nguyên liệu để đưa vào sản xuất kinh doanh).


    Theo chỉ đạo của cấp trên (chỉ đạo miệng, không có văn bản) thì tôi đã lập các chứng từ khống, giả để cung cấp cho các ngân hàng chứng minh việc sử dụng vốn đúng mục đích, chứng từ khống này vẫn đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng, giám đốc, khách hàng giả.


    Hiện nay công ty làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Xin luật sư tư vấn cho tôi biết với người làm công ăn lương như tôi thì có phải chịu trách nhiệm gì không? Tôi phải làm sao bây giờ?

     

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 19/05/2011 09:42:08 SA
     
    44527 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #103719   19/05/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!
    Vấn đề là hành vi gian dối này có trước khi vay vốn của Ngân hàng hay sau khi vay xong mới dùng thủ đoạn gian dối này.

    Quan thông tin bạn cung cấp thì có dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 140 BLHS

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

     a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

     b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


    Bạn có thể là đồng phạm với vai trò giúp sức trong vụ án này


    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #103781   19/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #0072bc;">luatsuchanh!

    Theo quan điểm của tôi thì trường hợp này không thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm được. Vì chủ thể của tội phạm phải là những con người cụ thể.

    Còn ở đây hợp đồng vay vốn được giao kết giữa Ngân hàng và Công ty. Và số vốn vay được từ Ngân hàng được sử dụng vào mục đích chung của Cty chứ không sử dụng vào mục đích cá nhân, chỉ có điều là Cty đã sử dụng không đúng với múc đích vay ban đầu là mua nguyên liệu để đưa vào sản xuất kinh doanh. Và do thua lỗ nên Cty không còn khả năng trả nợ chứ không phải là các các nhân này không còn khả năng trả nợ. Việc họ lập các chứng từ khống, chứng từ giả để cung cấp cho các Ngân hàng là nhằm chứng minh việc sử dụng vốn đúng mục đích sau khi đã vay được vốn mà thôi chứ không hề có mục đích chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #103844   19/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Quan điểm của anh Thành cũng có lý, đây là thực tiễn của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên thì thực tiễn tố tụng, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, và truy thu tiền cho NN thì vẫn truy tố trước hết là giám đốc, sau đó là các đối tượng quản lý doanh nghiệp khác tùy theo mức độ vi phạm về tội lam dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #103973   20/05/2011

    dangtuthinh
    dangtuthinh

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 399
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 4 lần


    Ở đây không thể cấu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" được vì ở đây Việc vay tiền là do Công ty đứng ra vay chứ không phải là "người nào..." Mặt khác thì việc sử dụng vốn vay ở đây là để "xây dựng nhà xưởng, đáo hạn các món vay đến hạn, trả lãi vay, lương … " chứ không phải "đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản." như luatsuchanh đã viện dẫn.
    Cập nhật bởi dangtuthinh ngày 20/05/2011 09:42:22 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #104114   20/05/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào các bạn!
    Thứ 1: Tôi chỉ nói là có dấu hiệu của tội này. Còn việc xác định như thế nào là thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.

    Thứ 2: Ai cũng biết, pháp luật hình sự Việt Nam là cá thể hóa, không truy cứu trách nhiệm đối với pháp nhân.

    Thứ 3: Hành vi ở đây không phải là pháp nhân mà là cá nhân, con người cụ thể (Giám đốc, kế toán trưởng, kế toán...) đã thực hiện hành vi gian dối để sử dụng số tiền vay được của Ngân hàng việc làm trái mục đích dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản.

    Thực tiễn pháp luật nước ta cũng truy tố các cá nhân trong pháp nhân về tội hình sự nào đó.. chứ không thể xem xét pháp nhân ở đây. Nếu có là vấn đề bồi thường dân sự...
    Không thể dùng pháp nhân làm "lá chắn" để các cá nhân ở đây thực hiện hành vi trái pháp luật.

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #104155   20/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào #0072bc;">luatsuchanh!

    Tôi cũng hiểu được các vấn đề như Luật sư đã nêu.

    Nhưng ở đây, hành vi gian dối của các cá nhân đại diện cho pháp nhân này hoàn toàn không có mục đích chiếm đoạt. Trách nhiệm trả lại tài sản cho Ngân hàng là trách nhiệm của Công ty mà họ là người đại diện, chứ không phải trách nhiệm của chính cá nhân họ. Do đó hành vi của họ chỉ có thể phạm vào một tội khác nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Còn với tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" cũng như các tội khác quy định tại Chương XIV BLHS (các tội xâm phạm sở hữu) thì chắc chắn không.

    Trân trọng! 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #104159   20/05/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Ở đây là quan hệ giao dịch vay mượn(tín dụng) giữa hai bên là Cty và Ngân hàng. Nên trách nhiệm phải hoàn trả số tiền đã vay sai mục đích là Cty chứ ko phải một ông A, chị B, anh C một cách cụ thể được.

    Người đứng mũi chịu sào là Giám Đốc - người đại diện cho DN => Ông này đại diện cho DN nên việc giải trình trước PL là ông này.
    Các nhân viên khác trong cty những người có liên quan thì thuộc fạm vi chịu trách nhiệm liên đới.

    Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà xử lý.

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #104162   20/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Bác BachThanh!

    Mình cũng đồng ý với quan điểm của bác thế nhưng thực tiễn xét xử thì đã có vụ án tòa xét xử theo hướng quan điểm của luatsuchanh đấy. Mà các vụ đó thì nổi tiếng lắm cơ vụ án Minh Phụng hay Epco đấy.

    Thật ra cũng có thể vụ đấy người mất tiền là các ngân hàng quốc doanh nên tòa phải xử nghiêm.

    Ờ mà lạ nhỉ sao lại có người xướng người tùy thế này .

    Thân

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #104169   20/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào anh Hải!

    Vụ án Minh Phụng khác với tình huống này chứ.

    Trong vụ án đó, Minh phụng đã lợi dụng danh nghĩa của Công ty để chiếm đoạt tài sản phục vụ cho lợi ích của cá nhân mình nên bị truy tố là đúng rồi.

    Còn trong tình huống này, sau khi công ty đã vay tiền của Ngân hàng, các cá nhân đại diện cho Công ty mới có hành vi lập chứng từ khống để chứng minh cho Ngân hàng thấy rằng Công ty mình vẫn sử dụng đúng mục đích vốn vay. Vốn vay vẫn được sử dụng cho lợi ích của công ty, tuy nó không được sử dụng đúng mục đích. Còn các cá nhân này không hề chiếm đoạt vốn vay của Ngân hàng cho riêng mình thì làm sao họ có thể phạm vào một trong các tội xâm phạm sở hữu được.

    Unjustice viết:

    Ờ mà lạ nhỉ sao lại có người xướng người tùy thế này.


    Thực sự là em không hiểu được ý của anh trong câu này.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #104181   20/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    BachThanhDC viết:

    Unjustice viết:

    Ờ mà lạ nhỉ sao lại có người xướng người tùy thế này.


    Thực sự là em không hiểu được ý của anh trong câu này.

    Thân!


    Ý của anh Hải là anh và chị Vân cùng ý kiến đó mà @@.

    Theo quan điểm của em, theo hồ sơ vay vốn, thì tiền vay ngân hàng chỉ được coi là sử dụng hợp pháp khi dùng để mua nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. Nếu công ty dùng tiền này mua nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh nhưng làm ăn bị thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ, thì đó mới là vụ việc dân sự. Còn trường hợp này công ty đã sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như đảo nợ, trả lãi, trả lương... thì đó là trường hợp sử dụng vốn vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ. Nên hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thôi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #104184   20/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    boyluat viết:


      Còn trường hợp này công ty đã sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như đảo nợ, trả lãi, trả lương... thì đó là trường hợp sử dụng vốn vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ. .


    Cái chổ này thì QQ không đồng ý với Boy rồi, việc dùng vốn vay để đảo nợ, trả lãi, trả lương...  trong trường hợp trên theo QQ thì không thể xem là trường hợp sử dụng mục đích
    bất hợp pháp được, mà đó là trường hợp sử dụng sai mục đích vay. Nên trong trường hợp trên không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm... được.




     
    Báo quản trị |  
  • #104192   20/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    boyluat viết:


      Còn trường hợp này công ty đã sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như đảo nợ, trả lãi, trả lương... thì đó là trường hợp sử dụng vốn vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ. .
    Cái chổ này thì QQ không đồng ý với Boy rồi, việc dùng vốn vay để đảo nợ, trả lãi, trả lương...  trong trường hợp trên theo QQ thì không thể xem là trường hợp sử dụng mục đích
    bất hợp pháp được, mà đó là trường hợp sử dụng sai mục đích vay. Nên trong trường hợp trên không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm... được.


    Thế theo cậu sử dụng hợp pháp là sử dụng thế nào !?

    Một trong các nghĩa vụ của người vay tiền đó là sử dụng vốn vay đúng mục đích đối với tiền vay đúng mục đích và đúng các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng hoặc các cam kết khác. Chỉ có trường hợp này mới được coi là sử dụng đúng mục đích - hợp pháp. Còn các trường hợp còn lại đều là không đúng mục đích - bất hợp pháp.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #354314   04/11/2014

    Ý của anh Hải là anh và chị Vân cùng ý kiến đó mà @@.


    Theo quan điểm của em, theo hồ sơ vay vốn, thì tiền vay ngân hàng chỉ được coi là sử dụng hợp pháp khi dùng để mua nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. Nếu công ty dùng tiền này mua nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh nhưng làm ăn bị thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ, thì đó mới là vụ việc dân sự. Còn trường hợp này công ty đã sử dụng vốn vay vào các mục đích khác như đảo nợ, trả lãi, trả lương... thì đó là trường hợp sử dụng vốn vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ. Nên hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thôi.[/quote]

     theo như lời anh Hải đã nêu ở trên thì cho mình hỏi anh Hải điều này nha! sử dụng vốn vào các mục đích bất hợp pháp... Vậy thế nào là bất hợp pháp

    Thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #104200   20/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Boy à! tớ hiểu mục đích bất hợp pháp ở đây có nghĩa là : người sử dụng tài sản vay đã sự dụng  tài sản vay vào việc thực hiện những việc mà pháp luật cấm, như việc dùng nó để  hối lộ, để buôn lậu, buôn bán hàng quốc cấm, để mua bán ma túy, để mua bán chất độc, chất cháy nổ hoặc  đánh bạc, đánh lô đề..

    Còn việc người vay dùng tài sản vay để trả nợ, để đáo hạn ngân hàng, để trả lương...thì đó chỉ là việc bên đi vay sử dụng tài sản không đúng với mục đích 2 bên đã thỏa thuận với nhau ban đầu mà thôi.Tớ không xem đó là việc sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp.

    Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản vay của bên đi vay và có quyền đòi lại tài sản khi mà bên đi vay sử dụng không đúng với mục đích cho vay.


     
    Báo quản trị |  
  • #104204   20/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Không phải vậy QQ à. Việc công ty sử dụng vốn vay vào mục đích khác như trong topic nêu thì cũng chính là sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như boyluat nói rồi. Vì việc làm đó nó trái với quy định của pháp luật.

    Nhưng hiểu như boyluat thì không đúng và cứng nhắc. Không phải tất cả mọi trường hợp sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp đều là dấu hiệu cấu thành của tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Thực tiễn áp dụng pháp luật chỉ coi việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp với tính chất là những hành vi vi phạm pháp luật mang tính nguy hiểm cho xã hội, những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như QQ đã nêu mà dẫn đến mất khả năng trả nợ thì mới là dấu hiệu cấu thành của tội lạm dụng.

    Tuy nhiên vấn đề mấu chốt của tình huống này không nằm ở chỗ đó, mà là ở chỗ nó không thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể cúa tội phạm và mục đích của hành vi vi phạm. Ngay từ đầu tiên anh đã khẳng định chủ thể của tội Lạm dụng nói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung, nó phải là những con người cụ thể.
    Khoản 1 Điều 140 BLHS quy định: "Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác...".

    Còn ở đây, công ty vay tiền và công ty sử dụng tiền vì lợi ích của công ty thông qua người đại diện của nó. Chứ không phải là những con người đó sử dụng tiền của công ty vay nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của bản thân họ, họ không hề chiếm đoạt tài sản. Việc mất khả năng trả nợ là trách nhiệm của công ty đối với ngân hàng chứ không phải là trách nhiệm của những con người đó. Vậy nên họ không thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng trong trườngh hợp này được. Nếu có thì họ có thể phạm vào những tội khác nhưng không phải là một trong các tội xâm phạm sở hữu. Bởi dưới góc độ hình sự thì tài sản của ngân hàng bị xâm phạm bởi công ty chứ không phải bởi những con người.  

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 20/05/2011 10:18:04 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (20/05/2011)
  • #104206   20/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi cũng đồng tình với ý kiến của một số bạn. Nếu như mục đích sử dụng vốn vay ngân hàng đúng như chủ TOPIC đã trình bày xây dựng nhà xưởng, đáo hạn các món vay đến hạn, trả lãi vay, lương thì đây chỉ việc vi phạm nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng.

    Thông thường, trong các hợp đồng tín dụng, đều có điều khoản yêu cầu bên vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận, nếu vi phạm, bên cho vay tức ngân hàng có quyền yêu cầu bên vay phải trả lại tài sản vay cùng với tiền lãi tương ứng thời gian đã vay. Có thể thấy, thuần túy đây chi là quan hệ mang tính chất dân sự.

    Dĩ nhiên, bên vay tài sản có nghĩa vụ chứng minh việc sử dụng tiền vay vào mục đích đã trình bày. Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu công ty phải có tài sản thế chấp làm biện pháp bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ trả nợ của bên vay thì không nói làm gì. Trong trường hợp, nghĩa vụ trả nợ lớn hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm, công ty không thể hoàn trả số nợ còn thiếu, thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ không có bảo đảm có thể yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản đối với công ty. Đến lúc này, tấm vỏ bọc TNHH sẽ phát huy tác dụng của nó, ngân hàng chỉ có thể thu hồi khoản nợ trên giá trị tài sản còn lại của công ty dù tài sản đó có đủ để trả nợ hay không? Chủ sở hữu sẽ thoát khỏi nghĩa vụ trả nợ.

    Những người có trách nhiệm như giám đốc, nhân viên kế toán chỉ bị truy cứu TNHS khi mà có cơ sở cho thấy, họ đã sử dụng số tiền vay vào mục đích cá nhân dẫn đến không thể hoàn trả, và không có ý định hoàn trả lại. Đến lúc này, tấm vỏ bọc TNHH không còn đủ khả năng bảo vệ chủ sở hữu công ty và những người có liên quan nữa, họ sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn với khoản nợ còn thiếu tương ứng với số tiền đã chiếm đoạt.

    Theo tôi, chủ TOPIC hoàn toàn có thể yên tâm nếu như công ty bạn có đủ bằng chứng về việc sử dụng tiền vay ngân hàng vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty. Ngân hàng không thể yêu cầu cơ quan điều tra truy cứu TNHS mà chỉ có thể yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản với công ty.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #104266   21/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bác BachThanh!

    Xin cho phép mình được quay lại với vụ án Minh Phụng một chút. Ở vụ án này, theo mình biết, MP thực hiện đầu cơ vào đất đai, lấy số đất đai này thế chấp vào ngân hàng để vay (cấu kết với nhân viên ngân hàng để định giá cao hơn so với giá quy định), lấy số tiền vay được tiếp tục đầu cơ vào đất đai. Việc đầu cơ cứ thế tiếp diễn cho đến khi thị trường nhà đất bị đóng băng dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ của MP. Ngân hàng hoàn toàn biết việc đầu tư bất động sản của MP nhưng trên hồ sơ vẫn ghi là vay mở rộng sản xuất. Số tiền thất thoát của ngân hàng chủ yếu là ở đây, còn việc MP có lấy tiền ngân hàng để tiêu xài riêng hay mức tiêu xài thế nào thì mình cũng không rõ lắm. (Trên thực tế khi đã có tiền cả ngàn tỷ trong tay thì cũng khó tránh được việc đánh bóng bản thân qua xe cộ, nhà cửa).

    Chính vì thế mới có dư luận là vào thời điểm MP bị xử tử thì tổng giá trị tài sản (đất đai, nhà cửa) của MP đã lên giá và đủ để hoàn trả lại vốn và lãi cho ngân hàng (tuy nhiên đây lại là một vấn đề khác).

    Vấn đề cho thấy là có một lằn ranh mong manh trong việc định tội trong các trường hợp này.

    Nhưng dù sao thì mình vẫn ủng hộ quan điểm của bác không nên hình sự hóa các quan hệ này trừ trường hợp có bằng chứng chắc chắn về việc người phạm tội cố tình sử dụng tấm khiên doanh nghiệp làm công cụ để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #104353   21/05/2011

    phalemuadong
    phalemuadong

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào cả nhà!
        Mình thấy mọi người rất sôi nổi cho chủ đề này. Nhưng công ty mình cũng có vay vốn ưu đãi hẳn hoi của Ngân hàng 2 năm nay. Mình thấy thủ tục rất chặt chẽ, sao có thể xảy ra tình trạng trên được nhỉ? Những trên 200tỷ mà chuyển tiền vay dễ dàng vậy, không chừng là có vấn đề... như vậy thì không thể tránh khỏi sự liên đới trách nhiệm, chứ không đến nỗi cấu thành tội phạm đâu(mình nghĩ thế).
        Này nhé, công ty mình đem tài sản thế chấp, sau khi ngân hàng thẩm định xong giá trị tài sản sẽ có mức được vay tối đa là bao nhiêu đó. Công ty mình lập kế hoạch vay vốn mua tài máy móc hay NVL phục vụ cho SX. Căn cứ vào kế hoạch đó, ngân hàng lập hhợp đồng tín dụng trung hạn, ngắn hạn(tuỳ vào mục đích vay của cty mình). Sau đó công ty mình thực hiện kế hoạch SXKD cụ thể là mua sắm, khi có hoá đơn mua NVL hay hoá đơn mua máy móc phục vụ SXKD, ngân hàng chuyển tiền cho nhà cung cấp(Dĩ nhiên là trong hạn mức vay). Nếu mua nhiều lần thì NH chuyển nhiều lần, lãi được tính từ thời điểm NH chuyển tiền cho nhà cung cấp của mình. Tuy nhiên, cũng có thể có những thoả thuận ngầm với nhà cung cấp về việc mua bán này, song trên nguyên tắc là hợp pháp, đúng với thảo thuận trong hợp đồng tín dụng thì NH mới chuyển tiền.
       Nếu DN làm ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ thì NH sẽ phát mại tài sản thế chấp thôi, họ đâu quan tâm đến các vấn đề khác?
      
     
    Báo quản trị |  
  • #104343   21/05/2011

    nguyenvanbien
    nguyenvanbien

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 346
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tội lừa đảo 1.000 tỷ

    Tôi là nhân viên kế toán cho cty TNHH Minh Nhật, trong vụ 1.000 tỷ VDB, tôi là người trực tiếp là hồ sơ, hợp đồng giả để trình vay theo chỉ đạo của cấp trên (chỉ đạo miệng, không có văn bản). Chỉ là người làm công ăn lương vậy tôi có bị tội giúp sức cho người khác lừa đảo hay không? Tôi phải làm sao bây giờ? Kính xin các luật sư tư vấn giúp tôi!
     
    Báo quản trị |  
  • #104573   23/05/2011
    Được đánh dấu trả lời

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần


    tôi khuyên bạn nên gặp một luật sư để trình bày và tư vấn giúp bạn phải làm gì. Đây là việc hệ trọng ảnh hưởng cả cuộc đời của bạn, không thể xem thường bằng cách đưa câu hỏi lên mạng để tìm giải pháp.
     
    Báo quản trị |