"Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
…
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”
Theo quy định trên, việc đóng BHXH không liên tục sẽ không ảnh hưởng đến việc có được hưởng chế độ thai sản hay không. Lao động nữ muốn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cần tính toán trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con, lao động nữ đã đóng BHXH bao nhiêu tháng và thiếu bao nhiêu tháng. Chỉ cần đảm báo trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con đó đã đóng từ đủ 6 tháng BHXH trở lên là được.