Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.
Đến nay Bộ luật lao động 2012 chỉ có quy định về việc trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn thì Người sử dụng lao động có trách nhiệm báo trước 15 ngày về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động được biết mà không có quy định về việc khi hết hạn Hợp đồng lao động người lao động có trách nhiệm thông báo trước về việc chấm dứt này.
Căn cứ theo quy định trên, thì khi hết hạn hợp đồng trong thời hạn 30 ngày các bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng mới, hết thời hạn này nếu người lao động vẫn làm việc bình thường thì HĐLĐ mới sẽ tự động được xác lập. Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ hết hạn các bên có quyền chấm dứt HĐLĐ. Bởi vậy, việc người lao động nghỉ việc vào ngày 20/10/2019 là vẫn nằm trong phạm vi 30 ngày này nên hành vi này của người lao động không hề trái với pháp luật lao động. Do đó, công ty vẫn phải thực hiện trách nhiệm trả đầy đủ tiền lương cho theo ngày công lao động thực tế đã làm việc.
Do vậy, khi hết hạn hợp đồng người lao động có quyền nghỉ việc mà không bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;