lao dong

Chủ đề   RSS   
  • #377641 04/04/2015

    lao dong

    1.         Chị H ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty X, hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/01/2008. Trong tháng 3/2013, chị H nghỉ việc 6 ngày liền mà không có lý do chính đáng. Cũng tại thời điểm này, chị H đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi. Hỏi:

    a)                       Giám đốc Công ty X có quyền sa thải chị X không?

    b)                       Để ra quyết định sa thải hợp pháp, Giám đốc Công ty X phải tuân theo những quy định nào?

    c)                       Nếu bị sa thải, chị H có thể được hưởng quyền lợi gì không?

     
    2035 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #379549   17/04/2015

    harylupl
    harylupl
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2015
    Tổng số bài viết (410)
    Số điểm: 2497
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 82 lần


    Điều 29. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

    1. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    2. Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    Trong thời điểm này thì không được phép sa thải chị H vì đang nuôi con dưới 12 tháng

    Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

    1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

    Nếu bị sa thải thì H vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Luật BHXH 2006

     
    Báo quản trị |