Chào bạn!
1/ Việc nhập quốc tịch VN cho con bạn được quy định tại Luật quốc tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể như sau:
Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam (Luật quốc tịch)
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, con bạn có quyền nhập tịch theo quy định tại điểm a khoản 2 nói trên.
Con bạn phải thôi quốc tịch Mỹ, nếu khong được Chủ tịch nước cho phép giữ nó và bạn phải đặt tên VN cho con bạn.
+ Về giấy tờ xin nhập quốc tịch:
Điều 20. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (Luật quốc tịch)
1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
c) Bản khai lý lịch;
d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.
3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Điều 7 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP
2. Người được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam thì nộp giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn, cụ thể là:
a) Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;
b) Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;
3. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Con bạn là người được miễn một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch, lại mới 20 tháng tuổi nên hồ sơ xin nhập quốc tịch được miễn các loại giấy tờ quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều 20 nói trên.
+ Về trình tự, thủ tục:
Điều 21. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp thông báo ngay để người xin nhập quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) xác minh về nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
+ Lệ phí nhập quốc tịch là 3 triệu đồng theo quy định tại Thông tư số 146/2009/TT-BTC.
STT | #ece9d8; width: 194.4pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;"> NỘI DUNG THU | #ece9d8; width: 117pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;"> MỨC THU (VNĐ) |
#ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: windowtext 1pt solid; width: 39.6pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> 1 | #ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: #ece9d8; width: 194.4pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam | #ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: #ece9d8; width: 117pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> 3.000.000 |
#ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: windowtext 1pt solid; width: 39.6pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> 2 | #ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: #ece9d8; width: 194.4pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam | #ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: #ece9d8; width: 117pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> 2.500.000 |
#ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: windowtext 1pt solid; width: 39.6pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> 3 | #ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: #ece9d8; width: 194.4pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam | #ece9d8; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0cm; border-left: #ece9d8; width: 117pt; padding-top: 0cm; border-bottom: windowtext 1pt solid; background-color: transparent;" valign="top"> 2.500.000 |
2/ Khi đã trở thành một công dân Việt Nam, con bạn có quyền bình đẳng trong việc học tập như bất cứ đứa trẻ nào theo quy định của Luật giáo dục.
3/ Câu hỏi về việc gia hạn visa tôi không rõ lắm.
Đề nghị các thành viên khác của Dân Luật, ai biết thì giúp đỡ #0072bc; text-decoration: none; text-underline: none;">tricia vấn đề này.
Trân trọng!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 16/03/2011 05:18:58 AM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!