Làm thế nào để xử phạt hành vi vứt rác thải nơi công cộng?

Chủ đề   RSS   
  • #454058 21/05/2017

    Làm thế nào để xử phạt hành vi vứt rác thải nơi công cộng?

    Như các bạn đã biết hiện nay, việc rác thải, ô nhiễm môi trường là một vấn đề rất là đau đầu và cũng là vấn đề quan tâm của nhà nước, nhân dân. Việc vứt rác bừa bãi của người dân khiến cho tình trạng ô nhiễm xảy ra càng trầm trọng hơn. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

    Hiện tại, đã có văn bản xử phạt việc vứt rác thải sinh hoạt trái quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

    Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

    1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

    b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

    c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

    d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

    Tuy nhiên, hiện tại mình đi đường thấy rất nhiều người thực hiện hành vi vứt rác thải sinh hoạt và có hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định nhưng không thể nào xử phạt được vì không có người lập biên bản và xử phạt, khi đến xử phạt thì không thể lấy căn cứ hoặc nhân chứng đâu ra để xử phạt đối với hành vi này, vậy quy định này làm thế nào để thực hiện trên thực tế và đã tiến hành xử phạt khi vứt rác bừa bãi chưa? Nếu để quy định này thực hiện một cách hiệu quả thì phải làm như thế nào? Mời các bạn cho ý kiến?

     
    38824 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #455263   31/05/2017

    z__killer__z viết:

    làm thế nào là nâng cao ý thức, xử phạt theo quy định chứ làm thế nào? bắt tại trận phạt vài lần là tởn chứ gì, nâng cao phần kiểm soát pháp luật thì ắt hẳn dân nó sẽ tuân theo pháp luật, ban hành mà ko có cơ quan hành pháp thì như không.

    Mình đồng ý với bạn việc chỉ cần bắt vài trận, xử phạt vài lần thì việc vứt rác bừa bãi sẽ không còn nữa và ý thức của người dân tự nhiên sẽ được nâng cao, tuy nhiên mình không đồng ý với bạn việc ban hành Luật không có cơ quan hành pháp, vốn dĩ có cơ quan hành pháp để thực hiện việc xử lý vi phạm này nhưng do cơ quan hành pháp chưa có cách thức, hoặc quá yếu hoặc họ chưa làm cho công việc hiệu quả nên mới không thể xử phạt được người dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #455093   30/05/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình thấy việc xử phạt hành vi vứt rác thải nơi công cộng nên xuất phát từ cấp cơ sở. Hiện tại ở thành phố rất nhiều khu dân cư đã lắp camera an ninh. Những camera này cũng là nguồn bằng chứng những hành vi vứt rác bừa bãi trong khu dân cư. Có thế áp dụng biện pháp phạt nguội hoặc hiệu quả hơn là lao động công ích, bắt buộc người vi phạm phải dọn rác khu mình đã vứt. Với biện pháp mạnh như thế, đảm bảo chẳng ai dám tái phạm lần hai.

     
    Báo quản trị |  
  • #455318   31/05/2017

    hoatuyetly152 viết:

    Mình thấy việc xử phạt hành vi vứt rác thải nơi công cộng nên xuất phát từ cấp cơ sở. Hiện tại ở thành phố rất nhiều khu dân cư đã lắp camera an ninh. Những camera này cũng là nguồn bằng chứng những hành vi vứt rác bừa bãi trong khu dân cư. Có thế áp dụng biện pháp phạt nguội hoặc hiệu quả hơn là lao động công ích, bắt buộc người vi phạm phải dọn rác khu mình đã vứt. Với biện pháp mạnh như thế, đảm bảo chẳng ai dám tái phạm lần hai.

    Minh đồng ý với ý kiến của bạn, việc xử phạt nên áp dụng ở cơ sở với những biện pháp như bạn nói, nhưng nếu người vi phạm là người trong vùng thì có thể nhận dạng ra được nhưng nếu là người ở nhiều nơi khác đến và không biết ai là ai thì rất khỏ để mà phát hiện và xử lý vì không phải chúng ta mỗi ngày đều ngồi trước camera và coi xem ai có hành vi vi phạm vứt rác thải, bạn có ý kiến nào cho vấn đề này không?

     
    Báo quản trị |  
  • #455104   30/05/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Re

    Đúng như bạn truong_nhu nói. Việc gắn camera được áp dụng ở nước ngoài, đủ kinh phí, nhân lực, cơ sở hạ tầng tốt. Như việc vi phạm giao thông (vượt đèn đỏ) mở Mỹ, mặc dù lúc vượt đèn đỏ không có ai chứng kiến, không ai hay biết, nhưng vài ngày sau sẽ có giấy báo phạt gửi về tận nhà. Đó là nhờ camera. Nhưng ở nước ta thì việc áp dụng biện pháp này để xử phạt rất khó khả thi. Cũng không ai có thể đứng canh cả ngày để bắt vi phạm. Vì vậy chỉ có cách trị từ nguồn gốc là ý thức chính người dân. Đào tạo ý thức từ tầng lớp trẻ để mong sau này ý thức cộng đồng sẽ nâng cao. Nếu có ý thức thì cũng đễ dàng hơn trong biện pháp xử phạt.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (31/05/2017)
  • #455319   31/05/2017

    thuychichu viết:
    Đúng như bạn truong_nhu nói. Việc gắn camera được áp dụng ở nước ngoài, đủ kinh phí, nhân lực, cơ sở hạ tầng tốt. Như việc vi phạm giao thông (vượt đèn đỏ) mở Mỹ, mặc dù lúc vượt đèn đỏ không có ai chứng kiến, không ai hay biết, nhưng vài ngày sau sẽ có giấy báo phạt gửi về tận nhà. Đó là nhờ camera. Nhưng ở nước ta thì việc áp dụng biện pháp này để xử phạt rất khó khả thi. Cũng không ai có thể đứng canh cả ngày để bắt vi phạm. Vì vậy chỉ có cách trị từ nguồn gốc là ý thức chính người dân. Đào tạo ý thức từ tầng lớp trẻ để mong sau này ý thức cộng đồng sẽ nâng cao. Nếu có ý thức thì cũng đễ dàng hơn trong biện pháp xử phạt.

    Mình đống ý với ý kiến của bạn, đối với vấn đề này để áp dụng phù hợp ở nước ta là nâng  cao ý thức về đạo đức của lớp trẻ cũng như những hành vi, cùng với đó là đào tạo và dạy dỗ chứ không thể áp dụng biện pháp xử phạt được vì nó vô tác dụng, biến việc áp dụng Luật chỉ là hình thức và từ đó vô tình làm cho người dân ít tin tưởng vào cách lam Luật của các nhà lập pháp khi không có cái nhìn thực tiễn.

     
    Báo quản trị |  
  • #455339   31/05/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình thấy chắc cần xây dựng một hệ dữ liệu nhận diện, rồi cho lắp camera đây đường, đảm bảo không góc chết. Rồi sau đó ai tùy tiện vứt rác ra đường thì đã có camera làm bằng chứng rồi, cộng với việc có hệ dữ liệu nhận diện nữa là sẽ biết chính xác ai vi phạm thôi, sau đó thì cứ tiến hành phạt như bình thường nhé. Bạn chủ thớt thấy ý kiến mình được hông?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vytran92 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (31/05/2017)
  • #455446   31/05/2017

    vytran92 viết:

    Mình thấy chắc cần xây dựng một hệ dữ liệu nhận diện, rồi cho lắp camera đây đường, đảm bảo không góc chết. Rồi sau đó ai tùy tiện vứt rác ra đường thì đã có camera làm bằng chứng rồi, cộng với việc có hệ dữ liệu nhận diện nữa là sẽ biết chính xác ai vi phạm thôi, sau đó thì cứ tiến hành phạt như bình thường nhé. Bạn chủ thớt thấy ý kiến mình được hông?

    Mình thấy ý kiến của bạn rất là được và rất là chính xác để xử lý vấn đề này, tuy nhiên để mà xây dựng được một hệ thống dữ liệu hiện tai thì cũng mấy một khoảng thời gian khá lâu và cũng tương đối khó, cộng với việc bỏ ra một số tiền khác lớn để đầu tư mua camera lắp đầu đường cũng là khó khăn rồi, chưa nói đến việc camera chưa hoạt động thì đã bị những tên trộm lấy đi rồi, Việt Nam là cao thủ về vấn đề này mà, chắc còn lâu lăm ý kiến của bạn mới khả thi được.

     
    Báo quản trị |  
  • #455381   31/05/2017

    Khuyến khích thưởng, vinh danh dấu tên cho người phát hiện và tố cáo hành vi vứt rác và ô nhiễm môi trường  
    ( khi người đó có chứng cứ cụ thể.). Tại sao hàng triệu dân đi xe máy ta xử phạt được trong khi số lượng người vứt rác nhỏ hơn người tham gia giao thông ???. Có cục cảnh sát môi trường rồi mà, kết hợp với các sở là OK ngay thôi ... Cảnh sát giao thông mà được xử lý phạt vứt rác thì có lẽ ... các bạn sẽ không thấy CSGT nữa đâu ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenLinhDat vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (31/05/2017)
  • #455448   31/05/2017

    NguyenLinhDat viết:

    Khuyến khích thưởng, vinh danh dấu tên cho người phát hiện và tố cáo hành vi vứt rác và ô nhiễm môi trường  
    ( khi người đó có chứng cứ cụ thể.). Tại sao hàng triệu dân đi xe máy ta xử phạt được trong khi số lượng người vứt rác nhỏ hơn người tham gia giao thông ???. Có cục cảnh sát môi trường rồi mà, kết hợp với các sở là OK ngay thôi ... Cảnh sát giao thông mà được xử lý phạt vứt rác thì có lẽ ... các bạn sẽ không thấy CSGT nữa đâu ...

    Mình thấy ý kiến của bạn khá hay và cũng khá thú vị, nhưng theo bạn mức thưởng như thế nào là xứng đáng để người ta tiến hành tố cáo các hành vi của người khác và nếu bị người khác biết thì có thể sẽ bị trả thù, hơn nữa người đi tố cáo chưa chắc đã biết người vi phạm thì làm sao cơ quan xử phạt có thể tìm ra thủ phạm mà xử phạt nếu đã có chứng cứ về hành vi đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #455419   31/05/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình thấy vấn đề này đúng là khó vì Cơ quan quản lý chưa có được biện pháp thực hiện thỏa đáng. Nhưng vấn đề này mình thực sự không hiểu tại sao ai cũng ca thán rằng rác ngập đường, sông ô nhiễm hôi thối rác nổi nhập mặt, mưa một cái là bao nhiêu rác tràn vào nhà nhưng họ vẫn không ngừng "tiện" vì sao vậy? có đang nghĩ mình vứt ra sông rồi lại trở về chính nhà mình không...hay họ nghĩ "sông sẽ chảy"...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (31/05/2017)
  • #455450   31/05/2017

    giangmoom viết:

    Mình thấy vấn đề này đúng là khó vì Cơ quan quản lý chưa có được biện pháp thực hiện thỏa đáng. Nhưng vấn đề này mình thực sự không hiểu tại sao ai cũng ca thán rằng rác ngập đường, sông ô nhiễm hôi thối rác nổi nhập mặt, mưa một cái là bao nhiêu rác tràn vào nhà nhưng họ vẫn không ngừng "tiện" vì sao vậy? có đang nghĩ mình vứt ra sông rồi lại trở về chính nhà mình không...hay họ nghĩ "sông sẽ chảy"...

    Theo mình thì mọi người nghĩ là vứt rác ra đó sẽ có người don cho họ và rác đó sẽ tự biến đi nhưng mọi người lại không ngờ rằng một ngày đẹp trời nào đó nó sẽ trở lại căn nhà của họ vì sự tùy tiện như vậy. Hiện tại mức phạt đã có, cơ quan xử phạt cũng có nhưng làm thế nào để xử phạt là cả một vấn đề, bạn có biện pháp gì không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongvandung1220 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (01/06/2017)
  • #455455   31/05/2017

    Xả rác là câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết ở nước ta. Thực ra pháp luật quy định cũng mang tính chất dự phòng và răn đe thôi, không phải lúc nào cũng xử phạt hết được. Việc xả rác hay không xả, bảo vệ môi trường hay không là do ý thức của mỗi người, chứ vẫn có đầy người đã bị xử phạt mà vẫn tái phạm đấy thôi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hahien92 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (16/10/2017)
  • #471097   16/10/2017

    Hahien92 viết:

    Xả rác là câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết ở nước ta. Thực ra pháp luật quy định cũng mang tính chất dự phòng và răn đe thôi, không phải lúc nào cũng xử phạt hết được. Việc xả rác hay không xả, bảo vệ môi trường hay không là do ý thức của mỗi người, chứ vẫn có đầy người đã bị xử phạt mà vẫn tái phạm đấy thôi

    Mình thấy nếu pháp luật mà chờ đợi ý thức của người dân lên cao để vấn đề môi truờng được trong lành thì còn rất lâu mới làm được, có khi môi trường còn tệ hơn là đằng khác, vì thế pháp luật phải đi trước, phải điều chỉnh để hướng ý thức của con nguời lên cao, mà trước tiên đó là phạt, xử lý vi phạm nếu con người chưa ý thức đươc vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #455465   01/06/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Trên mọi biện pháp - lý tưởng và hoàn hảo - thực hiện được là không cần tốn tiền - nhưng rất khó thực hiện - biện pháp mang tên "giáo dục ý thức" biện pháp ai cũng biết, ai cũng hiểu nhưng không ai thực hiện được....

     
    Báo quản trị |  
  • #455973   04/06/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Theo mình nghĩ tình trạng vức rác bừa bãi nơi công cộng ở Việt Nam vẫn chưa bị xử lý đích đáng. Mặc dù có quy định mức phạt nhưng chưa thể thực hiện được. Nhiều lúc mình thấy bản cấm vức rác và có ghi mức phạt luôn nhưng dưới đó vẫn đầy rác. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamthanhtruc vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (16/10/2017)
  • #457552   15/06/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Đơn cử như việc vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định thì mình không rõ có triển khai kiểm tra, xử phạt trên thực tế chưa chứ mình đi ngoài đường thì gặp cảnh này hoài luôn. Nếu mà nhà nước có đợt ra quân "càn quét" thì chắc thu về  ngân sách nhà nước cũng được kha khá.

     
    Báo quản trị |  
  • #469938   05/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Ở các thành phố lớn,một số quận, phường cũng đã có biện pháp chụp ảnh, ghi hình các đối tượng có hành vi vi phạm vấn đề trên nhưng nhiều trường hợp vi phạm do không thể xác định được nơi cư trú nên ngành chức năng cũng bỏ qua không xử phạt được

     
    Báo quản trị |  
  • #469954   06/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy mức xử phạt đối với hành vi xả rác thải nơi công cộng cũng khá cao  đủ tính răn đe mỗi người để không  vi phạm nữa,  nó khá là thực tế và thiết thực . Tuy nhiên, để quy định này được áp dụng vào thực tế để  và ngăn chặn những hành vi vi phạm đúng thực là quá khó, ở khâu tiến hành xử phạt không phải lúc nào cơ quan chức năng cũng túc trục ở nơi công cộng được mà phát hiện hành vi vi phạm mà xử phạt, giống như theo dõi người vi phạm vậy, đúng là thực rất là khó, nếu muốn áp dụng được chắc phải gắn máy camera khắp mọi nơi ở nơi công cộng và phải có bộ phận túc trực camera, bên cạnh đó lai phải có đội xử phạt cơ động để tới xử lý kịp thời được hành vi vi phạm. Mình chỉ thấy có cách đó may ra thì mới áp dụng được  những điều luật này vào trong thực tế.

    Theo ý kiến của riêng mình, việc tốt nhất để người dân không xả rác thải bừa bãi vẫn là tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân, chúng ta tuyên truyền về tác hại  của rác thải tới môi trường và đời sống của con người, thì có lẽ là sẽ khả thi hơn hết . Mong rằng ý thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, để bảo vệ cho ngôi nhà chung của chúng ta.

     
    Báo quản trị |  
  • #470054   08/10/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Mình nghĩ việc bắt phạt xả rác là rất khó khăn khi hạ tầng VN chưa hoàn thiện, ít camera theo dõi. Việc cần phải làm duy nhất ở đây là thay đổi ý thức người dân. Không phải chỉ phạt tiền thì người dân mới thôi xả rác, đó chỉ là giải pháp bên ngoài. Bên trong phải là do chính ý thức người dân thì mới lâu dài được
     
    Báo quản trị |  
  • #470068   08/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Mình thấy Singapore xử lý những hành vi vi phạm này khá hay. Theo luật pháp nước này, mức phạt tối đa đối với những người phạm tội xả rác là 2.000 SGD (khoảng 32 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên. Những người tái phạm có thể bị phạt 4.000 SGD và mức phạt 10.000 SGD dành cho những người vi phạm lần ba, lần bốn…
    Không những phải nộp phạt, những người vi phạm còn bị tòa án yêu cầu quét dọn khu vực công cộng trong 12 giờ. Các phương tiện truyền thông được mời đến để ghi lại và hình ảnh đó sẽ được đăng tải rộng rãi vào ngày hôm sau. Các nhà chức trách muốn người vi phạm phải cảm thấy xấu hổ trước công chúng, từ đó không xả rác bừa bãi nữa. 
     
     
    Báo quản trị |