Làm thế nào để giành lại con?

Chủ đề   RSS   
  • #527936 09/09/2019

    hongvanbonbon

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Làm thế nào để giành lại con?

    Tôi và anh ta ko có hôn thú này có với nhau một bé trai gần 2 tháng tuổi?anh ta thường xuyên đánh đập tôi.không cho tôi cho con tôi bú mà bất vắt sữa ra bình rồi mới cho bú?ngay cả việc bế con tôi cũng bị cấm.này anh ta đánh và đuổi tôi ra khỏi nhà giữ lại con tôi? giờ tôi phải làm thế nào để lấy lại con mình?tôi rất lo sợ vì mấy lần trước đứa trẻ khóc anh ta đã lấy chăn phủ lên mặt nó.cháu chưa biết gì nhưng mỗi lần khóc anh ta đều lớn tiếng chửi và để quảng nó xuống nước

     
    917 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongvanbonbon vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561949   31/10/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Về vấn đề này theo ý kiên cá nhân của mình thì:

    Do các bạn không phải là vợ chồng theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình  2014 vì vậy, người yêu bạn không có quyền được nuôi con và không có quyền được tranh dành quyền nuôi con với bạn.

    Nếu người yêu bạn vẫn tiếp tục không trả con lại cho bạn thì bạn có thể tố cáo người yêu bạn với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

    Trong trường hợp các bạn chưa kết hôn nhưng sống với nhau như vợ chồng thì người yêu bạn có vẫn có quyền nuôi con. Nhưng do con bạn còn quá nhỏ nên mẹ sẽ được ưu tiên trong việc nuôi con:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, trường hợp con của bạn dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ. Vì vậy bạn có thể khởi kiện để dành quyền nuôi con.

     
    Báo quản trị |