Làm sao lấy lại tiền khi người vay chết?

Chủ đề   RSS   
  • #528435 17/09/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Làm sao lấy lại tiền khi người vay chết?

    Trên thực tế, dựa vào lòng tin nên việc cho vay tiền diễn ra khá phổ biến. Nhưng ít ai có thể lường trước được sự kiện bất ngờ có thể xảy ra, như: một ngày con nợ mình lỡ chết thì đòi thế nào đây. Theo quy đinh pháp luật việc vay tài sản được hiểu là hợp đồng vay tài sản (Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015) qua đó biết về quyền và nghĩa vụ của người vay. Sau đây là bài viết làm sao lấy lại tiền khi người vay chết, các bạn xem và mình cùng thảo luận nhé.

    Bên vay có nghĩa vụ phải trả nợ, như sau:

    Căn cứ pháp lý: Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015;

    - Là trả đủ tiền khi đến hạn; có thể trả vật thay thế nếu hai bên có thỏa thuận khác;

    - Địa điểm trả nợ là nơi cư trú của chủ nợ hoặc địa điểm khác nếu có thỏa thuận giữa hai bên;

    - Về lãi suất:

    Nếu vay tiền không có lãi suất nhưng đến hạn người vay không trả, chủ nợ có quyền yêu cầu trả lãi suất chậm trả theo quy định tại Điều 357 Bộ Luật dân sự 2015;

    Nếu vay tiền có lãi suất mà tới hạn không trả hoặc trả không đầy đủ, thì người vay phải trả bao gồm:

    + Trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    + Trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Làm sao lấy lại tiền, khi người vay chết:

    1: Xác định người thừa kế của người vay;

    Theo quy định tại Điều 615 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì người thừa kế có nghĩa vụ trả nợ do người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế, trừ khi có quy định khác;

    Nếu di sản chưa được phân chia, thì mỗi người người trong hạng thừa kế phải chịu trách nhiệm một phần trả nợ. Nhưng không quá phần di sản thực được nhận;

    Tại  Điều 620 quy định người thừa kế không được từ chối nhận di sản với lý do nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình đối với di sản người chết để lại;

    Bên cạnh đó, tại khoản 3, Điều 422 quy định về “cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện” thì hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt;

    Do đó, người thừa kế có nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản để lại. Nhưng sẽ không phải trả nếu trong giấy vay có thỏa thuận nghĩa vụ trả tiền phải do chính cá nhân/pháp nhân đó thực hiện.

    2: Gửi yêu cầu khởi kiện lên tòa án nơi cư trú của người vay nếu trường hợp có người thừa kế nhưng phủ nhận việc trả nợ thay.

    - Chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn khởi kiện, bản sao chứng minh nhân dân, giấy thỏa thuận vay và các bằng chứng khác liên quan đến khoản vay;

    - Gửi đơn lên tòa án nơi cư trú của người vay để yêu cầu giải quyết;

    Thời hiện khởi kiện: là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Điều 429, Bộ Luật Dân sự 2015).

    Lưu ý: Vì đây là giao dịch dân sự nên bạn có nghĩa vụ tự cung cấp bằng chứng chứng minh về khoản vay, nên trong trường hợp này bạn không có bằng chứng chứng được khoản vay thì rất khó để lấy lại tiền đã cho vay.

    Vậy nên, cần lưu ý khi cho vay tiền cần giữ lại các bằng chứng như: giấy nợ, ghi âm, ghi hình (nếu vay bằng lời nói);…để làm bằng chứng trước tòa khi có sự kiện người vay chết nhưng vẫn lấy lại được tiền.

     
    10737 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận