Làm sao để trở thành công chứng viên?

Chủ đề   RSS   
  • #557531 09/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Làm sao để trở thành công chứng viên?

    Là một sinh viên luật hay một cử nhân luật, bạn đã bao giờ thắc mắc về nghề công chứng viên chưa? Công chứng viên là ai? Công việc là gì? và Thu nhập của họ ra sao? Nếu bạn đang có ý định trở thành một công chứng viên cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

    Công chứng viên là nghề gì?

    Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật công chứng 2014 qui định:

    Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công chứng 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

    Công việc của công chứng viên là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

    Làm sao để trở thành công chứng viên

    Nghề công chứng viên - Hình minh họa

    Công chứng viên làm việc ở đâu?

    Tại các tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật.

    Điều kiện trở thành công chứng viên

    Công chứng viên là một nghề rất khó, đỏi hỏi tính chuẩn xác và trách nhiệm nghề nghiệp rất cao. Vì vậy, để trở thành một công chứng viên cần đáp ứng rất nhiều điều kiện. Theo Điều 8 Luật Công chứng 2014 cụ thể như sau:

    Ngoài yêu cầu là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt  thì bạn còn cần có đủ 05 điều kiện sau đây để được bổ nhiệm làm công chứng viên:  

    1. Có bằng cử nhân luật;

    2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

    3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật công chứng 2014;

    4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

    5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

    Mức lương của công chứng viên

    Mức lương của công chứng viên hiện nay giao động từ 15.000.000 - 30.000.000 đồng (tham khảo trên trang tuyển dụng Nhân lực ngành luật ngày 9/9/2020)

    Thời gian đào tạo nghề công chứng

    Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng

    Nơi đào tạo – Chi phí học công chứng

    - Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.

     Học phí:

    - Đối với khóa đào tạo mở tại Hà Nội, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra mức học phí là 16.860.000 đồng/học viên/khóa đào tạo.

    - Đối với khóa đào tạo mở tại TP. Hồ Chí Minh, các địa phương lân cận và các tỉnh từ Đà nẵng trở vào mưc học phí là 20.475.000 đồng/học viên/khóa đào tạo.

    Lưu ý trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng

    Theo quy định tại điều 10 Luật Công chứng 2014, có một số trường hợp, không cần tham gia khóa đào tạo nghề công chứng mà chỉ cần hoàn thành khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng (03 tháng) tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm:  

    -  Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

    - Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

    - Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

    -  Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

    Các trường hợp không được bổ nhiệm nghề công chứng:

    1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

    2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    4. Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

    5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư;”

    Theo Điều 13 Luật Công chứng 2014

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 09/09/2020 03:36:05 CH
     
    5030 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    Lilynguyen1608 (10/09/2020) ThanhLongLS (09/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận