Làm sao để ly hôn với người vắng mặt

Chủ đề   RSS   
  • #313867 14/03/2014

    lyhon.biz

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Làm sao để ly hôn với người vắng mặt

    • Làm sao để ly hôn với người vắng mặt - Chồng chị tuy bỏ quê, bỏ vợ con sống với người phụ nữ khác ở tít tận đâu, nhưng cứ một năm đôi lần anh ta lại đảo qua nhà...

    • “Đối với tôi, ông ấy mất tích thật rồi, nhưng đối với chính quyền, tòa án, ông ấy vẫn hiện diện. Thử hỏi thế thì bao giờ tôi mới ly hôn được?”. Lời giãi bày trong nước mắt của người phụ nữ nông thôn đã có hơn 5 năm trời đệ đơn xin ly hôn mà không được giải quyết, nghe thật đắng lòng. “Lẽ nào tôi phải mang tiếng có chồng hoài?” Chị Nhung là giáo viên của một trường cấp 2 thuộc huyện ngoại thành Hà Nội. Dạy văn nên tính chị nhẹ nhàng, nhẫn nhịn, trái ngược hẳn với ông chồng thợ mộc thô lỗ và hung bạo. Lấy nhau được vài năm, khi đứa con gái đầu lòng 2 tuổi, chị Nhung bắt đầu bị chồng chửi rủa, chê bai là “nhạt nhẽo như nước ốc”.

      Hóa ra trong một chuyến đi đóng đồ mộc xa quê, chồng chị Nhung đã phải lòng một người phụ nữ buôn chuyến. Khi con gái chị Nhung lên 3, chồng chị đã bỏ nhà đi biệt tích. Được 5 năm như vậy thì chị Nhung quyết định đệ đơn xin ly hôn. Cán bộ Tòa án hướng dẫn chị phải làm thủ tục tuyên bố mất tích cho ông chồng mới giải quyết ly hôn được. Nhưng chính quyền địa phương nơi chị Nhung sống thì vẫn khăng khăng khẳng định chồng chị Nhung còn sống.

      Làm sao để ly hôn với người vắng mặt

      Ảnh minh họa.

      Đến lúc này, chị Nhung mới biết, chồng chị tuy bỏ quê, bỏ vợ con đi sống với người phụ nữ khác ở tít tận đâu, nhưng cứ một năm đôi lần anh ta lại đảo qua nhà mấy ông chính quyền trò chuyện dăm lời, rồi lại đi biệt tích mà không nói cho ai biết là anh ta đang ở đâu. Làm như vậy, trong mắt chính quyền anh ta không mất tích, nên người vợ cũng khó có thể ly hôn để lấy người khác được. “Tôi không ngờ lão ta lại có mưu kế hèn hạ đến thế” - chị Nhung ngao ngán nói.

      Ví dụ như chuyện của anh Hiếu cư trú  tại, quận Bình Thạch, TP.HCM. Vợ chồng anh Hiếu có địa chỉ thường trú ở quận Bình Thạch nhưng vợ anh đã bỏ nhà đi từ năm 2005. Sau nhiều năm đơn thân nuôi con, năm 2013 anh đến TAND quận Bình Thạch xin ly hôn nhưng Tòa án ra quyết định đình chỉ thụ lý vụ án vì vợ anh không còn ở nơi đăng ký hộ khẩu.

      Như chị Nhung, chị B.T.T.K ở Bình Dương đã phải chịu cảnh có chồng mà cũng như không nhiều năm nay. Chồng chị đã bỏ mẹ con chị về Quảng Nam sống. Chị gọi điện đề nghị ly hôn, anh ta dứt khoát không đồng ý. Chị nộp đơn, Tòa án Bình Dương không nhận, đề nghị chị ra Quảng Nam. Chị ra tận Quảng Nam, Tòa ở đây cũng không cho chị đơn phương ly hôn vì hiện nay chồng không cư trú ở địa phương này.

      Có thể thấy vấn đề thủ tục ly hôn nói chung và ly hôn với người vắng mặt nói riêng, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định rất rõ ràng, đơn giản. Nhưng trong thực tế, những vấn đề mà những người phụ nữ, đàn ông đang vướng mắc khi ly hôn với người vắng mặt lại vô cùng đa dạng. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự đã và đang là “lối thoát” cho những người vướng thủ tục ly hôn với người vắng mặt, mất tích. Căn cứ vào đó, rất nhiều trường hợp sẽ được tháo gỡ. Tuy nhiên,  trong nhiều trường hợp, chính người trong cuộc do nôn nóng, thiếu hiểu biết các thủ tục đã vô tình làm cho việc ly hôn lẽ ra đơn giản của mình ở tòa bị kéo dài, để rồi bản thân họ phải gánh chịu. Như vậy khi bạn quyết định ly hôn bạn phải tìm hiểu thật kỹ các quy định của pháp luật đối với trường hợp của mình.Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau: “Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau: Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.

      Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương cho trường hợp của các anh, chị nêu trên phải là Tòa án nơi bị đơn (chồng hoặc vợ của các anh chị) cư trú, làm việc. Nên khi quyết định ly hôn các anh chị cần phải biết tại thời điểm hiện tại vợ, chồng anh chị đang cư trú ở đâu thì anh, chị nộp đơn ra Tòa án đó.

    •  

      Nguồn: Lyhon.biz

    http://www.lyhon.biz

     
    7408 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lyhon.biz vì bài viết hữu ích
    danusa (14/03/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận