Căn cứ để xác định và xử lý vật chứng trước tiên là các quy định tại Điều 46, Điều 47, Điều 48 của Bộ luật Hình sự năm 2015 và các quy định tại Điều 89, Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự, vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Theo điểm a khoản 2 điều 106 BLTTHS: Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
Đồ vật thu thập trong vụ án không phải là vật chứng và không thuộc trường hợp cấm lưu hành, thì đương nhiên phải trả lại.
Như vậy, chỉ các tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng và các tài sản là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án thì được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Việc này phải có Bản án, quyết định của Tòa án tuyên phải trả lại cho chủ sở hữu, sử dụng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì trước hết xác định chiếc xe máy là tài sản của anh bạn và chiếc xe máy bị tịch thu cần phải xác định đây có phải là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội hay không?
Gỉa sử xe máy là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thì có thể bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước, ngược lại thì xem xét trả lại cho bị cáo.
Khi tuyên hình phạt tịch thu tài sản, tòa án có thể tuyên tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ. Thông thường, trong bản án có phần xử lý vật chứng: nếu chiếc xe máy của Anh bạn bị tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước thì chiếc xe máy được xác định là phương tiện dùng vào việc phạm tội nên tịch thu bị nên không lấy lại được.
Trên đây là ý kiến riêng của mình, bạn có thể tham khảo.