Làm sao để làm thẩm phán ạ ?

Chủ đề   RSS   
  • #273337 04/07/2013

    tunt11501

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2013
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm sao để làm thẩm phán ạ ?

    Con là sinh viên Luật năm 3 trường ĐH Kinh Tế Luật Tp.HCM .. chuyên ngành Luật Kinh Doanh ..

     

    Cho con hỏi sau khi ra trường, con phải học thêm những gì để có thể trở thành một thẩm phán, con nghe nói là phải làm thư ký ít nhất từ 5 tới 50 năm phải không ạ ?

     

     

    Con xin cám ơn mọi người !

    Cập nhật bởi tunt11501 ngày 04/07/2013 02:27:55 SA
     
    56219 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #273409   04/07/2013

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    Chào bạn!

    Là sinh viên năm 3 rồi mà chả chịu tìm hiểu những quy định của luật nhỉ?

    Điều 37 luật tổ chức tòa án nhân dân quy định về điều kiện để được làm thẩm phán.

    "Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán"

    Theo quy định thì người đủ điều kiện làm thẩm phán phải có bằng cử nhân luật  ít nhất 5 năm công tác pháp luật và được đào tạo nghiệp cụ thẩm phán ở học viện tư pháp.

    Và phải được bổ nhiệm.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #273453   04/07/2013

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Câu trả lời của Garan theo tôi là chưa thỏa đáng.

    Để trở thành thẩm phán  trước hết bạn phải có bằng cử nhân luật, sau đó cách tốt nhất là bạn xin vào Tòa án để làm thư ký, thời gian làm thư ký bạn phải phấn đấu để được sớm đi học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, đồng thời bạn phải phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Tùy thuộc vào khả năng của bạn và nhu cầu tại Tòa án nơi bạn công tác thì thời gian được lên làm thẩm phán sẽ nhanh hoặc chậm.

    Chỉ khi bạn có được Quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì lúc đó bạn mới chính thức trở thành thẩm phán.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    khanghailaw (04/07/2013)
  • #273521   04/07/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Các bạn tham khảo các quy định liên quan đến vấn đề đang thảo luận nhé.

    1/ Khoản 1 Điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân:

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có năng lực làm công tác xét xử, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

    2/ Các quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011)

    - Khoản 1 Điều 5:

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

    - Điều 20:

    Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.

    - Điều 21:

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán sơ cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

    - Điều 22:

    1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã là Thẩm phán trung cấp ít nhất là năm năm, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.

    2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành Tòa án nhân dân, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười lăm năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.

    - Điều 23:

    Trong trường hợp cần thiết, người công tác trong ngành Tòa án nhân dân hoặc người do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Tòa án nhân dân tuy chưa có đủ thời gian làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp hoặc chưa có đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại các điều 20, 21 hoặc Điều 22 của Pháp lệnh này, thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án nhân dân hoặc Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp hoặc Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự hoặc Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.

    - Điều 24:

    Nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    3/ Các quy định của Thông tư số 01/2011/TTLT-TANDTC-BQP-BNV:

    Điều 1. Tiêu chuẩn chung của Thẩm phán

    Tiêu chuẩn chung của Thẩm phán theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, bao gồm:

    1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa phải là:

    a) Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    b) Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của cơ quan, tổ chức.

    c) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

    d) Kiên quyết đấu tranh với những người, những hành vi gây phương hại đến Đảng, đến Tổ quốc và nhân dân, bảo vệ công lý; có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình.

    đ) Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I của Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03-5-2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.

    e) Không làm những việc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.

    f) Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xóa án tích).

    2. “Có trình độ cử nhân luật” là phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo về chuyên ngành luật theo quy định của pháp luật; nếu văn bằng cử nhân luật do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì văn bằng đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

    3. “Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử” là phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ sở trong nước có chức năng đào tạo về nghiệp vụ xét xử theo quy định của pháp luật; nếu chứng chỉ do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì chứng chỉ đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

    4. “Thời gian làm công tác pháp luật” là thời gian công tác liên tục kể từ khi được xếp vào một ngạch công chức theo quy định của pháp luật, bao gồm: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên ngành Tòa án; Kiểm tra viên, Điều tra viên, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát; Trinh sát viên trung cấp trở lên, Cảnh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Trinh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng An ninh nhân dân và Điều tra viên trong lực lượng Công an nhân dân; cán bộ điều tra, bảo vệ an ninh trong Quân đội; Chuyên viên, Chấp hành viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, cán bộ pháp chế, giảng viên về chuyên ngành luật; thời gian được bầu hoặc cử làm Hội thẩm, thời gian làm luật sư cũng được coi là “thời gian làm công tác pháp luật”.

    5. “Có năng lực làm công tác xét xử” là phải nắm bắt và áp dụng được các quy định của pháp luật trong công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án; hoàn thành công việc được giao có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian quy định theo đánh giá, nhận xét của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức hoặc có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp dụng vào thực tiễn.

    6. “Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao” là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế, tác phong hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán.

    7. Đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét xử lý kỷ luật, nhưng chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì chưa có đủ điều kiện để có thể được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán.

    Điều 2. Tiêu chuẩn Thẩm phán trong trường hợp đặc biệt

    Theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân) thì đối với người chưa có đủ thời gian làm công tác pháp luật, chưa được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác theo quy định của Pháp lệnh, thì chỉ có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán trong trường hợp đặc biệt và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt, là trường hợp nếu người đó được bổ nhiệm làm Thẩm phán thì sẽ bổ nhiệm họ giữ chức vụ Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp đó. 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (08/07/2013)
  • #273836   07/07/2013

    tunt11501
    tunt11501

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2013
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Vâng, vậy để làm thẩm phán là 1 quá trình lâu dài và khó khăn, cám ơn mọi người ạ !

     
    Báo quản trị |  
  • #339524   18/08/2014

    hungdhpc
    hungdhpc

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chú chào con

    Con nên nhớ con đã là sinh viên năm 3 rồi, con nghe ở đâu nói là phải làm thư ký mà đến 50 năm thì lúc đó chú cũng không biết con có còn sống để làm thẩm phán không nữa.

    Một lần nữa chú nhắc lại con nên nhớ con đã là sinh viên năm 3 rồi đấy nhé !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungdhpc vì bài viết hữu ích
    BaoOpen (26/07/2019)