Đây là nội dung lần đầu tiên được quy định tại Khoản 2 Điều 125
Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021), Bộ luật Lao động hiện hành không quy định vấn đề này.
Theo đó: Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp: "...quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động".
Như vậy, tới đây nếu phát hiện người lao động quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì công ty có quyền sa thải họ. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong nội quy lao động của công ty phải quy định rõ về Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc (Khoản 2đ Điều 118 Bộ luật Lao động 2019).
Như thế nào là quấy rối tình dục?
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động (Khoản 9 Điều 3).
Hành vi nào bị xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Hiện nay, tại
Bộ luật lao động 2012 hành vi quấy rối tình dục chỉ được quy định gián tiếp tại một số điều khoản, và đây chỉ là một trong những căn cứ để công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Và đến Bộ luật Lao động 2019 thì không có quy định cụ thể hành vi nào bị xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Hành động, cử chỉ có tính chất tình dục;
- Ngôn ngữ, tài liệu trực quan đề cập cụ thể, miêu tả hoặc liên quan đến hoạt động tình dục;
- Đề nghị, yêu cầu, gợi ý đổi quan hệ tình dục lấy sự đánh giá ưu ái hoặc sự hứa hẹn công việc, lương, thưởng.
Cập nhật bởi anthuylaw ngày 28/07/2020 12:09:51 CH
chính tả
Không có gì là không thể.