Làm sao để chứng thực hợp đồng vay là không có hiệu lực?

Chủ đề   RSS   
  • #55968 05/07/2010

    quangpleiku

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao để chứng thực hợp đồng vay là không có hiệu lực?

    Tôi có 1 người thân trong gia đình có đi vay tiền của 1 người tên Avới số tiền là 35 triệu đồng có viết hợp đồng vay và có thế chấp là 1 tờ bìa đỏ đất nhà kèm giấy CMND. Sau đó 1 thời gian bà A có bảo người nhà tôi viết 1 hợp đồng vay tiền khác với 1 người B(thực chất là em họ A) với tài sản thế chấp là bìa đỏ đã thế chấp ở trên và để trống số tiền để bà A về tính toán sổ sách sẽ cho vào sau, người nhà tôi vì tin người nên đã ký tên. Và bà A đã ghi vào hợp đồng đó với số tiền vay là 140 triệu đồng là số tiền hoàn toàn không có thật, khi nhà tôi không chấp nhận số tiền đó nên không trả tiền và bà A đã kiện nhà tôi ra tòa hòng chiếm đoạt hoàn toàn số tiền khống đó. Đã qua 2 phiên tòa ở tp và tỉnh nơi tôi đang ở nhưng không hiểu sao tòa vẫn xử chúng tôi thua cuộc dù số tiền trên là bà A thêm vào và bà A đã chấp nhận là mình đã viết vào sau khi người nhà tôi đã ký. Người nhà tôi không hề vay số tiền đó!

     Tôi muốn hỏi là:

    _ Tại sao 1 hợp đồng vay vốn mà tồn tại 2 loại chữ viết  khác nhau mà vẫn có hiệu lực sao?

    _Tại sao cùng 1 tài sản thế chấp mà có thể là 2 hợp đồng vay của 2 người khác nhau?

    _Có phải các phiên tòa đã bỏ qua các tình huống trên là đúng?


    Nội dung bài gởi không dấu: 
    Toi co 1 nguoi than trong gia dinh co di vay tien cua 1 nguoi ten A voi so tien la 35 trieu dong co viet hop dong vay va co the chap la 1 to bia do dat nha kem giay CMND. Sau do 1 thoi gian ba A co bao nguoi nha toi viet 1 hop dong vay tien khac voi 1 nguoi B(thuc chat la em ho A) voi tai san the chap la bia do da the chap o tren va de trong so tien de ba A ve tinh toan so sach se cho vao sau, nguoi nha toi vi tin nguoi nen da ky ten. Va ba A da ghi vao hop dong do voi so tien vay la 140 trieu dong la so tien hoan toan khong co that, khi nha toi khong chap nhan so tien do nen khong tra tien va ba A da kien nha toi ra toa hong chiem doat hoan toan so tien khong do. Da qua 2 phien toa o tp va tinh noi toi dang o nhung khong hieu sao toa van xu chung toi thoi cuoc du so tien tren la ba A them vao va ba A da chap nhan la minh da viet vao sau khi nguoi nha toi da ky. Nguoi nha toi khong he vay so tien do!
     Toi muon hoi la:
    _ Tai sao 1 hop dong vay von ma ton tai 2 loai chu viet  khac nhau ma van co hieu luc sao?
    _Tai sao cung 1 tai san the chap ma co the la 2 hop dong vay cua 2 nguoi khac nhau?
    _Co phai cac phien toa da bo qua cac tinh huong tren la dung?
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 01/09/2010 02:29:14 PM
     
    8751 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #58376   21/08/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Việc hợp đồng hai loại chữ là bình thường nó cũng tương tự như 1 hợp đồng được đánh máy và để trống các nội dung cần điền. Việc ký để trống điền sau là một sai lầm bản thân mình, tòa sẽ căn cứ vào hồ sơ để phân giải ( án tại hồ sơ), nhưng việc không thực nhận số tiền trên bạn cần phải chứng minh được, nếu hợp đồng là hựop đồng nguyên tắc khi giao nhận tiền phải có chứng từ có xác nhận của bên nhận. Nhưng nếu hợp đồng có ghi rõ bạn đã nhận tiền thì được coi là bạn đã nhận tiền.
    Còn cùng 1 tai san the chap ma co the la 2 hợp đồng vay của 2 người khác nhau? Điều này nếu đem ra mổ xẻ có thệ bạn lại rơii vào tội lừa đảo, đã thế chấp vay người này lại lừa người khác để vay tiếp.
    Tóm lại nếu sự việc nhưu vậy cần có sự can thiệp của cơ quan điều tra chẳng hạn bạn có quyền làm đơn tố cáo với cơ quan công an về tội lừa đảo của bà A. Tuy nhiên cũng phải thận trọng không lại bị thêm tội vu không người khác, khi ra tòa lại pahỉ bồi thường danh dự ....

    Đây chỉ là ý kiến của mình, còn căn cứ theo luật thì mình cũng không học luật.
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 01/09/2010 02:29:27 PM

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #56607   14/07/2010

    quangpleiku
    quangpleiku

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong 1 hợp đồng vay tiền xuất hiện 2 loại chữ viết khác nhau có hiệu lực không?

    Xin hỏi trong 1 hợp đồng  vay tiền xuất hiện 2 loại chữ viết khác nhau có hiệu lực không?
    Trong 2 hợp đồng vay tiền khác nhau nhưng có cùng 1 tài sản thế chấp( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có hiệu lực không?
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 01/09/2010 02:34:14 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #56786   16/07/2010

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


         Chào bạn quangpleiku!
         Tôi không phải là luật sư nhưng xin mạn phép trao đổi ý kiến bạn đưa ra nhé:
    Điều 401 Bộ luật dân sự quy định: Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Pháp luật nước ta ko quy định việc giao kết hợp đồng vay tài sản buộc phải tuân theo những quy định về hình thức nên tôi nghĩ trong một hợp đồng vay tài sản có hai loại chữ khác nhau  nhưng những nội dung khác tuân thủ đúng những quy định của pháp luật nói chung và đúng những quy định về hợp đồng vay tài sản, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì vẫn có giá trị pháp lý (vẫn có hiệu lực pháp luật). Nếu hợp đồng chỉ cùng một loại chữ viết nhưng lại vi phạm các quy định khác của pháp luật vẫn có thể không có hiệu lực. Tóm lại, chỉ căn cứ vào một loại chữ viết hay hai loại chữ viết không thì không đủ căn cứ để xác định hợp đồng có hiệu lực pháp luật hay vô hiệu.
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 01/09/2010 02:34:28 PM
     
    Báo quản trị |