Làm sao biết tài chính doanh nghiệp lành mạnh?

Chủ đề   RSS   
  • #228279 21/11/2012

    bien72

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Làm sao biết tài chính doanh nghiệp lành mạnh?

    Tài chính doanh nghiệp có thực sự minh bạch như các bản báo cáo? Câu hỏi này không hề dễ trả lời đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty mà chỉ quan tâm đến việc chia lợi nhuận, cổ tức. Các nhà đầu tư thường truy vấn lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính của doanh nghiệp là "Tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN) ra sao"? Đây là câu hỏi thường gặp nhưng không dễ trả lời.

    Doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng minh bạch tài chính
    Tình hình TCDN, nói một cách chung nhất, là tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp... được thể hiện, lượng hóa qua những chỉ số tài chính khô khan về tài sản, vốn lưu động, các khoản phải thu, phải trả, nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản lợi nhuận... của Công ty tại một thời điểm nào đó. Ngoài ra, tình hình tài chính Công ty còn phải đề cập đến sức mạnh tài chính của Công ty qua giá tri tổng tài sản, nguồn vốn khấu hao, lượng tiền mặt bình quân. Các nhà phân tích TCDN thường quá quen thuộc với việc đọc, hiểu, phân tích các bằng báo tài chính như báo cáo thu nhập, bảng tổng kết tài sản và bảng ngân lưu. Đây là công việc thường xuyên mà kế toán trưởng phải thực hiện mỗi dịp tổng kết quý, 6 tháng hay kết thúc 1 năm tài chính.
    Nhà đầu tư, ngoài việc nhận được các báo các thường kỳ của doanh nghiệp còn được cung cấp các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập. Trong đó, ngoài các thông số tài chính thông thường như đã nêu trên, còn được các kiểm toán viên đi sâu vào chi tiết các khoản mục lớn về tài sản, các khoản phải thu, phải trả, danh sách các tài sản cố định lớn, giấy tờ pháp lý của các tài sản đó, tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tài chính, các khoản lợi nhuận và tỉ lệ phân bố vào các qúy, cơ cấu nhân sự HĐQT và tỉ lệ vốn góp... Tóm lại, có rất nhiều chi tiết về tình hình TCDN được diễn giải một cách hệ thống, trong sáng và minh bạch theo các chuẩn mực kế toán được công nhận theo hệ thống chuẩn quốc gia và quốc tế.


    Vấn đề còn lại là: cổ đông có được tiếp cận một cách dễ dàng với các tài liệu tài chính của doanh nghiệp và doanh nghiệp có sẵn sàng chịu chi phí để thuê kiểm toán độc lập bên ngoài hay không? Theo quan sát của người viết, ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho việc minh bạch TCDN của mình. Có ít nhất 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng (phổ biến) này. Đó là "' Tâm lý "phòng thủ" của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (thuế vụ, công an, quản lý thị trường...). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khiến các chủ doanh nghiệp phải dè chừng đối thủ, quyết không khai báo "nội tình" của doanh nghiệp cho công chúng đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin.


    Một cách khách quan, hệ thống khai báo thuế và chính sách thu thuế của ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế thường bị "giao" chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều chuyên viên phụ trách thuế ép doanh nghiệp, bóc tách các chi phí hợp lý hợp lệ để "tận thu”. Điều này, về mặt chính sách thu thuế là không sai, nhưng về khía cạnh thực tế khiến doanh nghiệp luôn trong tình trạng khai thấp doanh thu, tăng chi phí... để hòng giảm lợi nhuận, từ đó giảm khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Từ đó nảy sinh chuyện thường gặp là cảnh "thỏa hiệp giữa nhân viên tính thuế và lãnh đạo doanh nghiệp mỗii dịp vào "mùa" tính thuế. Ai "biết thì sống" là câu cửa miệng của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp. Đây vừa là kẽ hở về quản lý của Nhà nước, vừa làm môi trường kinh doanh không minh bạch, hình ảnh TCDN bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp... Quyền kiểm soát thuộc về cổ đông Vậy, làm sao đế biết doanh nghiệp có lành mạnh về tài chính hay không? Khuôn khổ bài viết này không nhằm đi sâu về kỹ thuật tính toán các chỉ số tài chính của doanh nghiệp mà chỉ nói lên phương thức đi tìm hiểu về tình hình TCDN dưới góc độ của cổ đông, một nhà đầu tư. Loại bỏ các sự "cấu kết" giữa lãnh đạo doanh nghiệp với các Công ty kiểm toán, mà tiêu biểu là các vụ scandal tại nước Mỹ mấy năm về trước (Enroll, Worlcom), thì trách nhiệm và áp lực của từ cổ đông là rất quan trọng đối với thái độ ứng xử của lãnh đạo, HĐQT. Hiện nay, dù chưa có những vụ bê bối lớn, nhưng với ma lực của đồng tiền, liệu trong số gần 100 Công ty kiểm toán hiện tại ở Việt Nam, có ai dễ bị lung lạc hay không? Tất nhiên, rất khó để trả lời câu hỏi này. Vậy thì, cổ đông phải thực hiện các quyển biểu quyết và phủ quyết của mình để chọn lựa các Công ty kiểm toán lớn, uy tín để làm người "soi" các ngóc ngách về TCDN giúp mình. Ngoài ra, để giúp kiếm soát tốt hơn hoạt động của HĐQT, việc bầu các thành viên Ban kiểm soát có trình độ, đạo đức là rất quan trọng trong việc duy trì cơ cấu minh bạch và hiệu quả của người "gác cổng" về mật tài chính cho cổ đông, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.


    Một thực tế khá phổ biến và đáng buồn ở nhiều Đại hội cổ đông của các Công ty cổ phần là thái độ bàng quan, thụ động của nhiều cổ đông. Ngoài các cổ đông là cán bộ công nhân viên của Công ty , vì sợ phát biểu chính kiến có thể đụng chạm "nồi cơm" của họ, thì đa phần các có đông vẫn còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty, quan soát nội bộ, kiểm toán độc lập... phần nhiều vẫn chỉ quan tâm đến lợi nhuận, cổ tức được chia như thế nào mà thôi. Điều này, khiến phần lớn những quyết định quan trọng của Công ty như bầu Ban kiểm soát, kiểm toán diễn ra hình thức, mặc cho HĐQT quyết đinh. Vô tình, cổ đông đã không sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề quan trọng của Công ty. Giả sử HĐQT là những người ích kỷ, thu vén lợi ích cá nhân, thực hiện các quyết định TCDN không minh bạch, cấu kết với kiểm toán, cơ chế kiếm soát lỏng lẻo... thì nạn nhân cuối cùng vẫn là cổ đông, thường là những người không được tiếp cận đầy đủ với thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình TCDN. Do đó, đế biết được tình hình TCDN có lành mạnh hay không, ngoài việc phân tích (một cách thụ động) các thông số TCDN được công bố, so sánh với các Công ty trong cùng lĩnh vực hoặc các Công ty đang niêm yết (nếu có số liệu), phần còn lại là phải có sự tìm hiểu (một cách chủ động) các bản giải trình báo cáo kiểm toán. Hơn nữa, nếu là cổ đông của Công ty cổ phần, bạn phải giành quyền được phản biện, chất vấn Ban lãnh đạo doanh nghiệp, HĐQT, quyền được xem xét số sách TCDN, quyền được chọn lựa các Công ty kiểm toán tin cậy, uy tín, quyền được đè cử các ưng viên Ban kiểm soát có đức, có tài thay mặt mình kiểm soát hoạt động của HĐQT, đánh giá, kiểm soát tình hình TCDN. Tất cả các quyền trên đều là quyền được pháp định, ghi nhận trong Luật doanh nghiệp. Vấn đề còn lại là bạn sử dụng quyền lực đó ra sao mà thôi. TuvanAcman(Theo Theo Nhịp cầu đầu tư)

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 21/11/2012 09:07:18 CH Bỏ thông tin cá nhân
     
    25326 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn bien72 vì bài viết hữu ích
    hasosa (26/12/2012) hanghell (23/11/2012) Khongtheyeuemhon (23/11/2012) admin (22/11/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #229507   27/11/2012

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần


    Bài viết hay, nhưng dài quá. Ngắn gọn, súc tích nữa thì tuyệt.

    Hiện nay, nghề phân tích tài chính chưa được phổ biến rộng, nếu đề cập đến kỹ năng phân tích tài chính thì great.

    Many thks bien72.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #232930   12/12/2012

    minh.ipr1088
    minh.ipr1088

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


     

    Chào các bạn!

    Nếu mình là nhà đầu tư (cổ đông) của Công ty cổ phần, để biết tình hình tài chính của Công ty có lành mạnh hay không, mình thường làm mấy việc cơ bản sau:

    Lên Google search thông tin về Công ty, về các thành viên quản lý của Công ty và của các nhà đầu tư chiến lược. Mục đích để xem có sự kiện gì hay ho hay lùm xùm liên quan hay không.

    Vào trang web của Tổng cục thuế để dò thông tin pháp lý của Công ty.

    Tìm cách tiếp cận báo cáo tài chính định kỳ của Cty để xem xét các số liệu kế toán tài chính. Cách làm này mình cho là cơ bản nhất, nhưng chỉ phù hợp với nhà đầu tư có kiến thức tài chính, kế toán thôi.

    Tìm cách tiếp cận với thành viên Ban kiểm soát hoặc các kênh thông tin khác để nắm bắt khả năng tham dự đại hội cổ đông hàng năm. Vì tại đại hội cổ đông, nhiều bí mật, số liệu của Công ty sẽ được lãnh đạo Công ty tiết lộ hoặc giải trình theo yêu cầu. Khi đi họp cổ đông, phải tập trung vào các báo cáo của Công ty và phải đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến dự án, hợp đồng đang triển khai và sẽ triển khai.

    Dĩ nhiên, nếu Công ty đã lên sàn chứng khoán thì cổ đông sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin đầy đủ và kịp thời. Nếu Công ty duy trì cơ cấu tỷ lệ cổ đông bất hợp lý lâu dài thì khả năng minh bạch số liệu và phương hướng hoạt động là rất thấp (xu hướng độc quyền thông tin). Nếu không có thông tin cơ bản về Công ty, nhà đầu tư nên xem xét đề xuất, kiến nghị trong cuộc họp cổ đông gần nhất. Nếu Công ty không cải thiện tình hình, nhà đầu tư nên tìm cách chuyển nhượng cổ phần để rút trước khi nước tới chân.

    Tuy nhiên, mình nghĩ, về cơ bản, nhà đầu tư cần tìm hiểu các quyền và nghĩa vụ của cổ đông (nhất là các loại cổ đông nhỏ, cổ đông sáng lập, cổ đông chiến lược) theo luật và theo điều lệ Công ty để ứng xử kịp thời nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình. Nếu không thể tìm hiểu đầy đủ, tốt nhất nhà đầu tư nên tư vấn một luật sư chuyên ngành để đạt được mục đích.

    Hiện mình đang rất bận, ý cũng đã cạn, sẽ tiếp tục chia sẻ về đề tài này.

    Thưa các bạn, chủ đề này là chủ đề rất hay, mọi người nên tích cực nhằm đưa ra giải pháp đa chiều, đa năng giúp cho công chúng, doanh nghiệp tin tưởng, gắn bó hơn với Cộng đồng Dân luật nhé!

    Hẹn gặp lại!

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 12/12/2012 09:14:58 CH Cắt bỏ phần thông tin cá nhân trong bài viết

    Minh Khuê

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn minh.ipr1088 vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (13/12/2012) admin (14/12/2012) hasosa (26/12/2012)
  • #233176   14/12/2012

    minh.ipr1088
    minh.ipr1088

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


     

    Thưa các bạn!

    Trước đây, mình từng là cổ đông của một Cty vàng bạc đá quý nữ trang. Lúc đó, mình rất đói thông tin nhưng chưa biết tìm cách nào để dò xét, vì mình chỉ là cổ đông nhỏ. Tình cờ một người bạn rủ tham dự đại hội cổ đông hàng năm. Tại đại hội cổ đông, mình ngồi nghe chăm chú mà chẳng hiểu ất giáp gì. Đến phần ý kiến, phát biểu của cổ đông thì mình mạnh dạn phát biểu để tìm hiểu. Mình nghe lãnh đạo Cty say sưa nói về sản phẩm mới, dự án mới nhưng rất mơ hồ nên mình hỏi “thưa lãnh đạo Cty, cho đại hội được biết thông tin về những sản phẩm, dự án đang triển khai và sẽ triển khai của Cty là gì? Có sản phẩm, dịch vụ nào được đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hoặc đã được cấp bằng độc quyền hay chưa?”. Lãnh đạo Cty không thể biết những thông tin này, không nắm thông tin nên trả lời ú ớ không đạt yêu cầu. Cuối cùng, một Phó tổng giám đốc tiết lộ là chưa có đơn đăng ký nào được nộp, chưa có văn bằng bảo hộ nào được cấp và Cty hoàn toàn không biết gì về việc này, cũng như chưa dự định thực hiện, nhưng hứa sẽ sớm họp bàn và xem xét. Qua đó, tôi có thể kết luận sơ bộ là Cty làm việc chưa bài bản, chưa coi trọng chiến lược đầu tư lâu dài, chỉ theo đuổi sản phẩm, dự án trước mắt mà thôi. Sang năm thứ hai tham gia đại hội cổ đông, tôi lại hỏi những câu hỏi cũ nhưng lãnh đạo Cty cho biết là chưa thực hiện được vì chưa có người đảm nhiệm. Sau đại hội này, tôi đã tìm cách chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho các cổ đông lớn đang tìm cách thu gom, vì tôi biết rõ Cty sẽ không thể cạnh tranh nếu không sở hữu một tài sản trí tuệ nào đáng kể. Cũng từ quan điểm đó, tôi quy nạp và cho rằng Cty sẽ không tạo ra dòng tiền đủ lớn để bù chi và có lợi nhuận chia cho cổ đông. Cuối cùng, tôi rút khỏi Cty với bài học xương máu.

    Đôi điều trao đổi cùng các bạn!

    Luật sư Phan Thanh Hoàng Minh

    Minh.ipr1088@gmail.com

    Minh Khuê

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minh.ipr1088 vì bài viết hữu ích
    admin (14/12/2012) hasosa (26/12/2012)
  • #233508   15/12/2012

    bien72
    bien72

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


     

    Doanh nghiệp niêm yết kém minh bạch

     

    Báo cáo tài chính của hầu hết doanh nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phải thu khó đòi.

    Chất lượng thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết năm nay đã giảm sút ro rệt so với các năm trước.

    Đó là nhận định của lãnh đạo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước tại hội thảo “Trách nhiệm của kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán trong việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới” do Ủy ban chứng khoán phối hợp với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức cuối tuần qua, thời điểm hầu hết các doanh nghiệp đang chuẩn bị khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính năm.

    “Chỉ nhìn qua, đã thấy vô lý”

    Bà Hà Thị Ngọc Hà, Phó vụ trưởng Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính nhận xét: “Chỉ cần nhìn qua là chúng tôi đã nhận thấy sự vô lý trong cách lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thấy báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa tuân thủ đúng quy định chuẩn mực kế toán”. Bà Hà giải thích, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, sức cầu suy giảm, hàng tồn kho trong doanh nghiệp tăng cao và nợ phải thu khó đòi cũng theo đó tăng vọt, vì vậy, một báo cáo tài chính trung thực, chính xác phải phản ánh được những thực tế này. Tuy nhiên, trên báo cáo tài chính năm 2011 và báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính quý của hầu hết các doanh nghiệp công bố thời gian qua đã không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi.

    “Việc lập báo cáo tài chính tại nhiều doanh nghiệp không chỉ là một kỹ thuật, mà phải nói đã là một nghệ thuật”, bà Hà ví von. Nhiều doanh nghiệp dựa vào chính sách kế toán như “cái van” để điều chỉnh lợi nhuận, chẳng hạn thay đổi thời gian khấu hao tài sản cố định từ 15 năm lên 25 năm để giảm con số chi phí khấu hao trong năm, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

    Minh bạch là nền tảng của bất cứ thị trường chứng nào

    Báo cáo của ông Bùi Hoàng Hải, Phó vụ trưởng Vụ quản lý phát hành, Ủy ban chứng khoán tại hội thảo đã khái quát những “sai sót thường gặp” trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trong 6 nhóm cơ bản, từ hình thức của báo cáo tài chính, cho đến các nội dung quan trọng trong báo cáo tài chính, như liên quan đến bảng cân đối kế toán, các khoản dự phòng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất.

    Với báo cáo kết quả kinh doanh, nhiều doanh nghiệp được xác định đã không ghi nhận đúng số lãi vay dự tính phải trả, không kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà “treo” lại một phần trên bảng cân đối kế toán, một thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.

    Riêng đối với thuyết minh báo cáo tài chính, một phần không thể thiếu trong báo cáo tài chính để diễn giải về cơ sở của những con số trên báo cáo tài chính, theo ông Hải, đã có rất nhiều sai sót. Thuyết minh chính sách kế toán một đằng, nhưng thực tế lại thực hiện một nẻo. Ông Hải dẫn ví dụ, doanh nghiệp thuyết minh chính sách kế toán ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái là chuẩn mực kế toán số 10, nhưng thực tế, lại kế toán theo quy định tại Thông tư 201/2009, văn bản có mâu thuẫn với chuẩn mực này. Tình trạng rất phổ biến là thuyết minh thiếu nhiều nội dung theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

    “Trong năm, Ủy ban chứng khoán đã yêu cầu 20 doanh nghiệp niêm yết phải giải trình, bổ sung thuyết minh báo cáo tài chính, thuyết minh về các bên liên quan, về tài sản tiềm tàng, nợ tiềm tàng còn thiếu”, ông Hải cho biết.

    Quy trách nhiệm ra sao?

    Cần phải khẳng định, việc hiểu và áp dụng đúng các quy định trong chế độ, chuẩn mực kế toán không đơn giản và các sai sót trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính là khó tránh khỏi. Nhưng những sai sót trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong năm nay dày hơn, đang báo động về tính minh bạch của thông tin kế toán các doanh nghiệp niêm yết, cũng như vi phạm quy định của pháp luật về kế toán.

    Theo bà Hà, có tình trạng doanh nghiệp niêm yết thuê một lúc 2-3 công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, công ty nào cho ra báo cáo kiểm toán đẹp hơn thì doanh nghiệp sẽ sử dụng báo cáo kiểm toán đó.

    “Trong đợt kiểm tra chất lượng dịch vụ của một số công ty kiểm toán vừa qua, chúng tôi đã phát hiện hai báo cáo kiểm toán của hai công ty kiểm toán khác nhau về cùng một công ty niêm yết, được ký cùng một ngày, nhưng một báo cáo chấp nhận toàn phần, một báo cáo có khoản ngoại trừ”, bà Hà chia sẻ.

    Lâu nay, khi báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán độc lập mặc nhiên được coi như đã được đảm bảo và nếu có sai sót, công chúng thường “kết tội” cho phía công ty kiểm toán. Nhưng tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, để xảy ra sai sót trên báo cáo tài chính sau kiểm toán, trách nhiệm cao nhất không phải thuộc về công ty kiểm toán mà là của doanh nghiệp, những người trực tiếp lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên có vai trò liên đới trong chuyện này.

    Bà Hà ví dụ, trên một số báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất, có khoản ngoại trừ khoản đầu tư vào công ty liên kết do kiểm toán viên không thu thập được báo cáo tài chính của công ty liên kết, nhưng khi cơ quan quản lý phát hiện và chất vấn về việc đã kiểm tra xem báo cáo tài chính của công ty liên kết này đã nộp cho cơ quan thuế hay chưa, thì phía kiểm toán không thể trả lời được. “Đằng sau đó là những vấn đề gì giữa doanh nghiệp và kiểm toán?”, bà Hà đặt câu hỏi.

    Sẽ không còn những “vùng cấm” với công ty kiểm toán

    Trong lộ trình hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán, nhất là khi Luật kiểm toán độc lập được ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm nay, Bộ Tài chính đã uỷ quyền cho VACPA soạn thảo hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán mới, với yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như trách nhiệm của kiểm toán viên cao hơn. Dự kiến, hệ thống chuẩn mực này sẽ được ban hành trong tháng 12 này và chính thức được áp dụng với kỳ kiểm toán từ đầu năm 2013.

    Điểm mới trong dự thảo chuẩn mực này là quy định doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán được phép ký hợp đồng kiểm toán trong nhiều năm tài chính liên tiếp, thay vì lựa chọn kiểm toán và công ty kiểm toán trong từng năm. Theo ông Bùi Văn Mai, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VACPA, điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm toán có thời gian gắn bó đủ dài với đơn vị được kiểm toán để hiểu sâu, hiểu kỹ, từ đó, chất lượng của cuộc kiểm toán được nâng cao hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính độc lập, doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện luân chuyển thành viên ban giám đốc và kiểm toán viên phụ trách hợp đồng sau 3 năm. Trong trường hợp công ty có lợi ích công chúng hạn chế về phạm vi kiểm toán, tạo những “vùng cấm” không cho phía công ty kiểm toán tiếp cận, chuẩn mực quy định, công ty kiểm toán phải phát hành “thư quản lý”, kịp thời có kiến nghị với Hội đồng quản trị của doanh nghiệp để điều chỉnh.

    Nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp thông tin trung thực hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chuẩn mực kiểm toán được ban hành tới đây cũng có quy định về việc hạn chế các khoản ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không không tham gia vào quá trình kiểm kê hàng tồn kho, tiền mặt đúng ngày khoá sổ năm tài chính của doanh nghiệp theo quy định, công ty kiểm toán phải thực hiện các biện pháp bổ sung, thay thế. “Trường hợp nào cũng có cách xử lý, vấn đề là doanh nghiệp kiểm toán có muốn làm hay không”, ông Mai khẳng định.

     
    Báo quản trị |