Làm giả giấy tờ

Chủ đề   RSS   
  • #525095 05/08/2019

    Bich1919

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2019
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Làm giả giấy tờ

    Xin chào Luật sư!

     Vấn đề của bạn e như thế này. Bạn em nhận xin việc cho người ta nhưng không xin lấy tiền trả nợ. Để tạo lòng tin bạn em có làm giả giấy quyết định về việc ký kết hợp đồng lao động, giấy này bạn em cắt ghép con dấu công ty rồi đem đi scan và cắt góc trên cùng bên phải để đưa cho người ta. Cho em hỏi giấy quyết định đó có giá trị không, bạn em có phải làm giả con dấu của cơ quan không. Bạn em lấy 160 triệu. Như vậy bạn em chịu bao nhiêu năm tù

    Xin luật sư tư vấn cho em ạ

     

     
    7958 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Bich1919 vì bài viết hữu ích
    sunshine19 (07/11/2019) ThanhLongLS (05/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525132   06/08/2019

    luatmanhtin
    luatmanhtin

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2018
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 73 lần


    Chào bạn, quan điểm của chúng tôi về vấn đề bạn đang thắc mắc như sau:

    1. Quyết định bạn nêu ở trên không có giá trị về mặt pháp lý do được cắt, ghép.

    2. Với các tình tiết bạn đã trình bày,  bạn của bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức. Hành vi giả mạo giấy tờ nêu trên chỉ là công cụ, cách thức thực hiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo đó, nếu bị khởi tố hình sự về cùng tội danh, khung hình phạt trong trường hợp này là từ 2-7 năm tù.

    Một vài thông tin gửi tới bạn!

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatmanhtin vì bài viết hữu ích
    Bich1919 (06/08/2019)
  • #525137   06/08/2019

    Bich1919
    Bich1919

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2019
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Vay mượn tiền

    Chào luật sư! Em có vấn đề như thế này: Bạn em bị bắt vì tội chiếm đoạt tài sản. Sau khi bị bắt giam thì có thêm đơn tố cáo bạn e chiếm đoạt tài sản nữa( người này nộp đơn do công an báo bạn e bị bắt có nộp đơn tố cáo thì nộp).

    Người này gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện. Gia đình bạn e liên hệ người này thì bảo nợ họ 350 triệu (thời gian mượn 3/2018-5/2019) gđ bạn e bảo gửi sao kê ngân hàng qua thì họ gửi sao kê đóng dấu năm 2018( nội dung chuyển tiền là cho bạn e mượn chứ k có ghi nội dung lo việc hay mua bằng gì hết) là 139triệu còn 2019 họ nói k sao kê được nên gửi bảng viết tay qua.

    Gia đình em hỏi công an (CA) thì CA bảo thương lượng trả tiền để họ rút đơn tố cáo rồi CA giải quyết chứ CA không nói số tiền. Hôm vừa rồi gd bạn e gặp được bạn e và bạn e nói chỉ 200 triệu thôi chứ họ tính lãi. Bạn e nói người này nhờ lo chứng chỉ xd 17triệu thôi còn lại là tiền mượn . Bạn em không trốn nợ ngừơi này trước ngày bắt bạn e vẫn còn liên lạc mượn tiền. Theo sao kê ngân hàng ngừơi này chuyển cho bạn e rất nhiều lần số tiền 100,200,300 ngàn,.1, 2, 4, 5 triệu. Chuyển cao nhất 10 triệu đựơc 2 lần.

    Bạn e bị bắt vì chiếm đoạt ts thì chắc chắn ở tù rồi. Còn người tố cáo 350 triệu thì bạn e có chịu trách nhiệm hình sự k? Có cách nào để bạn e chịu trách nhiệm dân sự số tiền 350 triệu k? Chứ gộp hai án thì tội bạn em rất nặng. Xin luật sư tư vấn giúp e

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Bich1919 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/08/2019)
  • #529737   30/09/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Cho mình hỏi trường hợp người lao động sử dụng hồ sơ giả (người lao động làm giả thông tin cá nhân như CMND,/....) để vào làm việc tại công ty nhưng bị công ty phát hiện. Vậy công ty sẽ giải quyết các thủ tục liên quan BHXH, hợp đồng lao động như thế nào? Có đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người này được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #529954   30/09/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Tại Điều 38 của Bộ luật lao động có quy định về  Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

    “1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này”.

    Như vậy, trường hợp người lao động làm giả giấy tờ, lý lịch của cá nhân không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng với người lao động do hành vi gian dối, không đáp ứng điều kiện về nhân sự công ty. Việc chấm dứt hợp đồng cũng như các vấn đề khác về giải quyết hợp đồng, về các chế độ sẽ do hai bên thỏa thuận, quyết định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #530248   02/10/2019

    Theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định: Trong trường hợp tiếp nhận yêu cầu chứng thực mà người thực hiện chứng thực nghi ngờ, phát hiện giấy tờ, văn bản chứng thực là giả thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực và  lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo hoặc có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #532333   01/11/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Theo quan điểm của mình thì bạn của bạn đã có hành vi gian dối là sử dụng giấy tờ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
     
    Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
     
    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
     
    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
     
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
     
    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
     
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
     
    a) Có tổ chức;
     
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
     
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
     
    d) Tái phạm nguy hiểm;
     
    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
     
    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
     
    g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
     
    ...
     
    Với hành vi chiếm đoạt 160.000.000 đồng thì bạn của bạn có thể bị truy cứu với khung hình phạt từ 02 đến 07 năm tù bạn nhé.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HNP1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/11/2019)
  • #532653   07/11/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp phía trên thì bạn của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu của cơ quan tội chức, tuy nhiên bạn của bạn sẽ bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, về hình phạt thì căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 bạn của bạn có thể bị phạt từ từ 2-7 năm nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #533613   27/11/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Theo những chi tiết bạn đã trình bày phía trên thì bạn sẽ bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác nhé vì hành vi giả mạo giấy tờ nêu trên chỉ là công cụ, cách thức thực hiện nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.  Về hình phạt thì bạn có thể bị phạt tù với khung phạt từ 2-7 năm tù giam

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559576   30/09/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Việc xác định cs tội hay không do tòa án, và những hành vi trên tường hợp người lao động làm giả giấy tờ, lý lịch của cá nhân không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng với người lao động do hành vi gian dối, không đáp ứng điều kiện về nhân sự công ty.

     
    Báo quản trị |  
  • #559578   30/09/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mục 10 Phần I Công văn 212/TANDTC-PC 2019 có nội dung quy định như sau:
     
    Hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được Bộ luật Hình sự bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự), nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).
     
    => Như vậy, với hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |