Lái xe khi Giấy đăng ký xe hết hạn bị xử lý như thế nào? Chủ phương tiện có bị xử lý hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #606877 17/11/2023

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (338)
    Số điểm: 2884
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 49 lần


    Lái xe khi Giấy đăng ký xe hết hạn bị xử lý như thế nào? Chủ phương tiện có bị xử lý hay không?

    Giấy đăng ký xe là giấy tờ để chứng minh chủ sở hữu của chiếc xe, đồng thời còn được sử dụng làm cơ sở pháp lý để tránh những tranh chấp về tài sản của công dân, là một trong Giấy tờ để xác định chủ xe. Đồng thời, khi tham gia giao thông là một trong những giấy tờ phải có để điều khiển xe khi tham gia giao thông. Vậy khi Giấy đăng ký xe hết hạn sẽ bị xử lý thế nào?

    Xử phạt hành vi điều khiển xe có Giấy đăng ký xe đã hết hạn

    Căn cứ quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông trong đó phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

    Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông trong đó xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

    Căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người điều khiển máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông trong đó phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi điều khiển xe sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.

    Như vậy, theo những quy định trên thì tùy thuộc vào loại phương tiện điều khiển xe ô tô, mô tô, xe gắn máy, máy kéo,... sẽ có những mức phạt tiền khác nhau và sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu là xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô.

    Xử phạt đối với chủ phương tiện

    Căn cứ quy định tại điểm g khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ trong đó phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép.

    Xác định chủ phương tiện để xử phạt

    Về việc xác định chủ phương tiện để xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong đó liệt kê các đối tượng sau:

    - Cá nhân, tổ chức đứng tên trong Giấy đăng ký xe;

    - Trường hợp người điều khiển phương tiện là chồng (vợ) của cá nhân đứng tên trong Giấy đăng ký xe thì người điều khiển phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với phương tiện được thuê tài chính của tổ chức có chức năng cho thuê tài chính thì cá nhân, tổ chức thuê phương tiện là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với phương tiện thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã và được hợp tác xã đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hợp tác xã đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Trường hợp phương tiện do tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp (theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân khác hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật) trực tiếp đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;

    - Đối với tổ hợp xe (gồm xe ô tô kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tham gia giao thông trên đường bộ), trong trường hợp chủ của xe ô tô không đồng thời là chủ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc thì chủ của xe ô tô (cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản này hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản này) là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện đối với các vi phạm liên quan đến rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo theo tham gia giao thông trên đường bộ.

     
    2815 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận