[quote=le_nam_92]
Một bên là lãi của BLDS: lãi trần 20%
Một bên là lãi theo Luật các TCTD: lãi theo thỏa thuận
Bạn đi vay TCTD thì sẽ áp dụng Luật nào giải quyết đây !?
Bạn chưa đọc các quy định trần lãi suất của pháp luật về dân sự? Lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá trần lãi suất 20% khoản vay, được quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.
"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Các văn bản hướng dẫn lãi suất của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam đều không được phép quy định trần lãi suất lớn hơn quy định này, nếu có thì các quy phạm đó sẽ bị vô hiệu, trừ văn bản quy phạm pháp luật của UBTVQH có quy định về điều chỉnh lãi suất lớn hơn mức này, và kể cả có văn bản này mà UBTVQH không báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất thì nó vẫn bị vô hiệu.
Còn Luật các tổ chức tín dụng chỉ điều chỉnh các quan hệ liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động....của các tổ chức tín dụng mà không quy định về lãi suất.
Khi có tranh chấp đối với các hợp đồng vay mà các bên thỏa thuận phần lãi suất vay lớn hơn quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì phần lãi suất lớn hơn sẽ bị vô hiệu và nếu lãi suất vay lớn hơn 100% thì bên cho vay sẽ bị khởi tố một tội danh hình sự.
Một vài trao đổi với bạn.
Trân trọng.