Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!
Xin được mạn phép trao đổi thêm với luật sư một chút, qua đó xin luật sư cho thêm ý kiến tư vấn.
Trước tiên tôi xin nói về lý do một ngân hàng có thể nhận thế chấp sổ tiết kiệm. Thực tế hiện nay, khi cho vay rất nhiều trường hợp ngân hàng không nhận tài sản đảm bảo (do khách hàng tốt, có uy tín và do không có tài sản hoặc tài sản đã dùng để đảm bảo cho các ngân hàng khác).
Như vậy, đối với khách hàng này thì ngân hàng (ngân hàng Y ở trên) đã chấp nhận cho vay không có tài sản đảm bảo rồi.
Tuy nhiên, nếu khách hàng này có sổ tiết kiệm đã cầm cố ở ngân hàng X rồi, trong trường hợp pháp luật cho phép ngân hàng Y nhận thế chấp sổ tiết kiệm đó thì sẽ tốt hơn cho ngân hàng Y rất nhiều vì có tài sản bảo đảm, thậm chí ngân hàng Y còn được ưu tiên thanh toán từ việc xử lý sổ tiết kiệm hơn so với ngân hàng X nếu như ngân hàng X nhận cầm cố trước nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm, còn ngân hàng Y thì có đăng ký giao dịch bảo đảm.
Về công chứng/chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm: chỉ có một số tài sản (như quyền sử dụng đất, nhà ở, rừng, ...) pháp luật mới bắt buộc công chứng/chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm. Còn đối với sổ tiết kiệm thì các bên có thể thỏa thuận có hay không việc công chứng/chứng thực hay đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đúng như luật sư nói, trường hợp này rất khó xảy ra trong thực tế, tuy nhiên tôi chưa hiểu lắm cũng như chưa biết áp dụng những quy định của pháp luật về vấn đề này.
Luật sư Trương Thanh Đức (Hà Nội) trong bài viết đăng trên tạp chí ngân hàng số 23 tháng 12/2008 ("Những rủi ro từ việc cầm cố thẻ tiết kiệm") cho rằng pháp luật đã mặc nhiên quy định sổ tiết kiệm thì chỉ được áp dụng hình thức cầm cố mà không được áp dụng hình thức thế chấp (tác giả căn cứ vào quy chế phát hành giấy tờ có giá theo QĐ
#548dd4;">07/2008/QĐ-NHNN#548dd4;">, quy chế về tiền gửi tiết kiệm
1160/2004/QĐ-NHNN: trong các quy định này khi nói đến quyền của người gửi tiền chỉ nói đến quyền được cầm cố mà không có thế chấp).
Theo tôi, tinh thần của pháp luật nước ta hiện nay là mọi người được làm những gì pháp luật không cấm, chứ không phải làm những gì pháp luật cho phép.
Vì vậy, chỉ căn cứ vào các quy chế nêu trên mà nói sổ tiết kiệm chỉ được cầm cố mà không được thế chấp là không thuyết phục.
Lại càng không thuyết phục nếu cho rằng ngân hàng Y nhận thế chấp sau thì hợp đồng thế chấp ấy vô hiệu hay pháp luật đương hiệu hiểu là cầm cố (vì nếu vô hiệu thì phải chứng minh được giao dịch này có vi phạm điều cấm của pháp luật hay không, nghĩa là pháp luật có cấm nhận thế chấp hay không?).
Xin được luật sư cho ý kiến về vấn đề này. Cảm ơn luật sư rất nhiều. Chúc luật sư sức khỏe.