Chào bạn anhminhmiumiu, tôi xin trao đổi với bạn 02 vấn đề:
1. Về kiểm duyệt của box này: Đây là topic hỏi đáp dành cho các thành viên dân luật hỏi và luật sư đưa ra ý kiến tư vấn bạn ạ, không phải là topic trao đổi kiến thức bình thường của diễn đàn dân luật. Do vậy ý kiến của bạn phải được luật sư duyệt thông qua thì mới được đăng tải lên. Mình cũng thế thôi. Bạn kéo lên trên cùng thì sẽ thấy mục "Tư vấn của luật sư" bên góc trái. Còn bên góc phải là "Trao đổi vướng mắc pháp lý" đây mới là nơi các thành viên trao đổi kiến thức và tốc độ duyệt bài rất nhanh do các mod online thường xuyên. Hết thắc mắc vụ nhanh - chậm rồi nhé.
2. Bạn nói Tòa đưa Thông tư vào việc xét xử đấy là việc của Tòa, không phải là căn cứ để cho rằng Thông tư còn hay hết hiệu lực... là không ổn. Bởi lẽ, Tòa án là cơ quan chuyên áp dụng pháp luật, nghiên cứu rất sâu về Luật, việc Tòa án áp dụng những quy định trong văn bản pháp luật đã hết hiệu lực để xét xử những vấn đề phát sinh trong hiện tại có thể dẫn tới hậu quả là án sẽ bị hủy, người thẩm phán ra bản án, quyết định có thể bị kỷ luật. Do vậy Tòa án rất thận trọng trong việc nghiên cứu, áp dụng các cơ sở pháp lý để đưa ra phán quyết.
Thực tế, vẫn có trường hợp Tòa án áp dụng các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực để giải quyết vụ án nhưng đó là với trường hợp các vụ việc đã xảy ra trong quá khứ, tại thời điểm văn bản đó còn hiệu lực điều chỉnh. Tôi nhận thấy VN mình chưa có cơ quan nào thống kê và công bố các loại văn bản quy phạm pháp luật còn hay hết hiệu lực, hầu hết các văn bản được xem là hết hiệu lực khi nó bị bãi bỏ, hủy bỏ, thay thế bởi các văn bản khác hoặc nó trái với văn bản pháp luật cấp cao hơn. Còn lại thì không thấy nói đến, có trường hợp văn bản pháp luật còn để tình trạng "không rõ hiệu lực". Do vậy vấn đề tranh chấp hiệu lực của văn bản rất khó bạn ạ, không có cơ sở rõ ràng để xem xét đúng sai mà tùy thuộc vào sự công nhận của Tòa án thôi.
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...