Kỳ thú lịch sử về pháp luật: Lịch sử "phụ tùng" toà án 2

Chủ đề   RSS   
  • #17203 12/07/2008

    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Kỳ thú lịch sử về pháp luật: Lịch sử "phụ tùng" toà án 2

    cái búa “lập lại hòa bình”

    Người Pháp gọi nó là maillet, còn người Anh gọi gavel. Khởi thủy, maillet được hiểu là “búa nhỏ dùng để gõ lên một mặt phẳng, mang ý nghĩa khai mạc hoặc bế mạc một sự kiện nào đó”. Về sau, cái búa hai đầu của chánh án được dùng để mở đầu và kết thúc phiên tòa. Sau nữa, một số quan tòa dùng dụng cụ này để lập lại trật tự trong phòng xử. Tiếng rì rầm của những người dự khán, đấu khẩu giữa luật sư hai phía, sự nổi sung của bị cáo ngay lập tức câm bặt khi tiếng búa gỗ vang lên. Hiệu quả như vậy song đến nay không ai biết quan tòa nào là người đầu tiên dùng búa.

    (Theo Pháp Luật TP HCM)

     
    6728 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #17204   12/07/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chỗ đứng của Bị cáo: "Vành móng ngựa"

    Trước đây ở La Mã, nhà nước xử tội, trừng trị phạm nhân thường dùng ngựa để xé xác hoặc giày xéo lên thân thể của họ. Cách xử tội bằng voi giày ngựa xéo này thể hiện sự nghiêm minh và hà khắc của pháp luật. Về sau, người ta mới lấy vành móng ngựa để làm biểu tượng cho sự uy lực và nghiêm khắc của tòa án. Thành ra, trong các phiên tòa các bị cáo đều phải đứng vào vành móng ngựa dành riêng cho họ. Vành này được tạo dáng giống hình cái móng ngựa, do đó mới được gọi là vành móng ngựa. Thành ngữ trước vành móng ngựa, vì vậy dược hiểu là trước tòa án, trước pháp luật và chịu sự phán xử và trừng phạt của pháp luật.
    (Sưu tầm)

     
    Báo quản trị |