Ký thay mặt và ký trực tiếp

Chủ đề   RSS   
  • #264020 24/05/2013

    lengkengl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 442
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Ký thay mặt và ký trực tiếp

    Chào cả nhà!

    Hiện e đang học môn XDVB, em có câu muốn hỏi cả nhà, Em ko biết khi nào nên ký thay mặt và khi nào thì ký trực tiếp. Có phải nếu là VBQPPL la ký thay mặt, còn đối với VB cá biệt thì ký trực tiếp ko ạ?

    Em xin cảm ơn ạ!

     
    67357 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lengkengl vì bài viết hữu ích
    Phukimchi (15/10/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #264046   25/05/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào bạn, để trả lời được câu hỏi này trước hết đề nghị bạn cho biết bạn hiểu thế nào là "ký thay mặt", thế nào là "ký trực tiếp" ?

     
    Báo quản trị |  
  • #264056   25/05/2013

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Thẩm quyền cá nhân thì ký trực tiếp. Ví dụ thẩm quyền xử phạt thì là Chủ tịch UBND các cấp chứ không phải là TM.UBND .... Ký thay mặt chỉ khi chức danh ấy qua bầu cử mà cơ quan, tổ chức ấy ban hành văn bản thì ký thay mặt

     
    Báo quản trị |  
  • #264231   25/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn lengkeng !

    Theo tôi được biết :

    Trong các cơ quan nhà nước thì nguyên tắc cơ bản để hoạt động là nguyên tắc "tập trung và dân chủ". Tương ứng với điều này là pháp luật sẽ quy định rỏ công việc nào thuộc trách nhiệm cá nhân, công việc nào thuộc trách nhiệm của tập thể.

    Trách nhiệm của ai thì người đó có thẩm quyền giải quyết, thẩm quyền ký.

    -Thẩm quyền thuộc cá nhân người nào thì người đó ký trực tiếp (hoặc ủy quyền, phân công  bằng văn bản cho cấp phó "ký thay".

    Ví dụ : quyết định cưởng chế thì chủ tịch ký và ghi chức danh là "Chủ tịch"

    -Thẩm quyền thuộc tập thể thì do tập thể bàn bạc và quyết định theo đa số.

    Người đứng đầu pháp nhân sẽ ký thay mặt (có thể ủy quyền hoặc phân công cấp phó ký).

    Ví dụ : quyết định thu hồi đất là do Chủ Tịch ký, nên ghi là "Thay Mặt", TM. UBND.

    Tóm lại, Cũng là Chủ Tịch ký nhưng ghi là TM thì biết việc đó là ý kiến của tập thể UBND.

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 25/05/2013 06:39:21 CH

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
  • #264517   27/05/2013

    lengkengl
    lengkengl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 442
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Dạ em xin cảm ơn tất cả ý kiến của mọi người. Em biết là Ký thay mặt là khi cơ quan ra quyết định theo ý chí tập thể, còn ký trực tiếp là do cá nhân người có thẩm quyền ký ra quyết định đơn nhất, không có ý kiến tập thể. Tuy nhiên khi làm bài, em không xác định được những loại văn bản và vấn đề nào cần là do tập thể ra quyết định, còn ý kiến nào là do người có thẩm quyền ra quyết định. VD như Chủ tịch UBND thì có văn bản lại ký TM nhưng lại có văn bản ký trực tiếp. 

    Mong mọi người giải đáp giúp em! Em xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #264524   27/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn lengkeng !

    bạn viết :

    xác định được những loại văn bản và vấn đề nào cần là do tập thể ra quyết định, còn ý kiến nào là do người có thẩm quyền ra quyết định.

    Theo tôi biết :

    Việc tổ chức hay cá nhân ra nào quyết định, giải quyết (có thẩm quyền ký) thì sẽ được quy định cụ thể trong luật, nghị định liên quan đến lãnh vực cần điều chỉnh (giải quyết). Ví dụ trong lãnh vực đất đai :

    Theo luật đất đai 2003 :

    Điều 37. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.

    3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

    4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được ủy quyền.

    Điều 44. Thẩm quyền thu hồi đất

    1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

    3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được uỷ quyền.

    Theo 105/2009/NĐ-CP  NGHỊ ĐỊNH Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai :

    Điều 25. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến hai triệu (2.000.000) đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng;

    d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá; cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến năm trăm triệu (500.000.000) đồng

    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá; cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

    Còn "khi làm bài" : Theo kinh nghiệm, tôi thấy (không có cơ sở khoa học hoặc pháp lý nào cả) :

    - Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất : thường là vấn đề lớn, liên quan đến đời sống, kinh tế nhiều người dân nên phải có ý kiến tập thể, thẩm quyền thuộc tập thể, Ủy Ban Nhân Dân.

    - Việc xử phạt, cưởng chế : cá biệt hoặc liên quan đến đời sống, kinh tế của ít người, Thẩm quyền là của người đứng đầu : Chủ Tịch 

     

     

     

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    qldtq10 (20/11/2013)
  • #264915   29/05/2013

    lengkengl
    lengkengl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 442
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Dạ em cảm ơn, như vậy là do PL chuyên ngành quy định. Vậy thì hơi khó khăn trong việc tổng hợp rồi! Vậy em xin cảm ơn nhiều ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #265275   29/05/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn lengkeng !

    bạn viết :như vậy là do PL chuyên ngành quy định.

    xin lỗi bạn nha ! Do tôi cố gắng trao đổi giúp bạn hiểu về ký thay mặt và ký trực tiếp nên tôi đưa ví dụ quá cụ thể nên gây hiểu lầm.

    Muốn "tổng hợp" thì bạn sử dụng LUẬT VỀ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN.

     

    Cập nhật bởi phantantai2012 ngày 29/05/2013 07:10:49 CH

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    qldtq10 (20/11/2013)