Ký tên vào Hợp đồng nguyên tắc mua bán ảo có sao không?

Chủ đề   RSS   
  • #551540 11/07/2020

    vuongdong.neu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2014
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Ký tên vào Hợp đồng nguyên tắc mua bán ảo có sao không?

    Chào luật sư, em có một thắc mắc sau muốn nhờ luật sư giải đáp ạ: Ở công ty có một anh làm cùng lập một Hợp đồng nguyên tắc mua bán nông sản rất chung chung mà theo anh ấy nói thì toàn bộ các thông tin họ tên, số CMT đều là ảo. Sau đó anh ấy có nhờ em ký tên bên A hộ. Theo như lời anh đó bảo thì anh dùng cái này để tạo khách hàng ảo cho hộ kinh doanh nhà anh đó, ngoài ra em không thấy anh ấy nói thêm về mục đích việc này.

    Cho em hỏi với Hợp đồng nguyên tắc đó thì anh ấy có mang đi lừa đảo gì không (Vì anh đó chỉ nhờ em ký 1 cái, mấy cái Hợp đồng khác thì anh đó đều tự ký) ? Và nếu có thì em có phải chịu trách nhiệm gì không ạ ? Rất mong được giải đáp, em xin cám ơn.

     
    1918 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuongdong.neu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/07/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #551634   13/07/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Xét trường hợp của bạn khi anh làm cùng có nhờ bạn ký tên bên A hộ vào hợp đồng nguyên tắc là trường hợp giả mạo chữ ký để ký vào hợp đồng nguyên tắc. Đây là hành vi lừa dối Công ty, khiến cho Công ty và khách hàng hiểu sai lệch về chủ thể dẫn đến việc giao kết hợp đồng không đúng chủ thể (người giao kết hợp đồng không phải là người thực hiện hợp đồng . Theo Điều 132 Bộ luật Dân sự thì Hợp đồng vay tiền, hợp đồng thế chấp vô hiệu do bị lừa dối.

    Nếu trường hợp anh làm cùng công ty kia thực hiện hành vi gây hậu quả thì bạn và anh đó sẽ bị Công ty hoặc bên đứng tên trên hợp đồng mà bạn ký hộ có thể tố cáo anh ấy(chủ mưu) và bạn (giúp sức) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Đối chiếu với trường hợp của bạn: Hành vi của người làm cùng công ty và bạn đã thỏa mãn các dấu hiệu khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000đồng trở lên và chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối thể hiện ở việc nhờ bạn ký giả mạo để giao kết hợp đồng nhằm chiếm đoạt số tiền từ 2.000.000đ.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/07/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.