Ký tên và đóng dấu giáp lai trên biên bản đối thoại khiếu nại

Chủ đề   RSS   
  • #569911 31/03/2021

    Ký tên và đóng dấu giáp lai trên biên bản đối thoại khiếu nại

    Mọi người cho mình xin hỏi rằng trong Biên bản đối thọai giải quyết đơn khiếu nại, các bên tham đối thoại có phải ký từng trang của biên bản và đóng dấu giáp lai các trang của biên bản hay không? Nếu có xin hỏi quy định tại văn bản nào. Mình đang có trường hợp như trên mà tranh cãi với người dân nhưng không tìm được hướng giải quyết phù hợp. Mình xin cảm ơn
     
     
    1215 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #569914   31/03/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Về vấn đề của bạn, mình có tham khảo một số nguồn văn bản và xin chia sẻ một số thông tin như sau:
     
    Tại Khoản 3 Điều 21 Thông tư 07/2013/TT-TTCP có nêu:
     
    Điều 21. Tổ chức đối thoại
    ...
    3. Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại thực hiện theo Mẫu số 14-KN ban hành kèm theo Thông tư này.
     
    Theo đó, khi tổ chức đối thoại thì sẽ áp dụng MẪU SỐ 14-KN - Biên bản đối thoại ban hành kèm theo văn bản trên. Mình có xem chi tiết nội dung mẫu này cũng như hướng dẫn lập của mẫu thì quy định hiện chỉ nêu về chữ ký của các bên tại cuối mẫu chứ không có đề cập vấn đề ký từng trang hay ký giáp lai hay không. Tuy nhiên, quan điểm của mình thì để đảm bảo tính thống nhất và phòng ngừa rủi ro trường hợp có thay đổi các trang thì bên tổ chức đối thoại chỉ cần đóng dấu giáp lai là đủ. Việc đóng dấu giáp lai sẽ khiến các trang không bị thay đổi. Ngoài ra, khi lập biên bản này thì mỗi người được giữ một bản, do đó việc ký từng trang thì mình thấy không cần thiết.
     
    Báo quản trị |  
  • #569931   01/04/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Do có nhiều chuyện tưởng là không thể nào xảy ra nhưng vẫn xảy ra một cách "ngoạn mục" (ví dụ chuyện nữ tử tù bị biệt giam chờ ngày thi hành án mà lại có bầu !" nên người ta buộc phải nghĩ ra nhiều cách sao cho an toàn nhất. 

    Thực tế đã có chuyện khi làm việc chỉ ký tên ở trang cuối của Biên bản và không đóng dấu giáp lai, sau đó một số trang trước bị sửa nội dung, việc này rất đơn giản, cứ vào File lưu văn bản sửa rồi in ra, miễn đừng làm thay đổi số dòng là xong. Ví dụ Biên bản có 4 trang, trang 1, 2 và 3 mỗi trang 21 dòng, riêng trang 4 (có chữ ký sống của các bên và đóng dấu) có 10 dòng, muốn sửa, người ta không động tới trang 4 nhưng các trang kia tha hồ sửa, miễn sao sửa xong mỗi trang vẫn đúng 21 dòng, in ra rồi lấy trang 4 cũ bấm lại là thành 1 Biên bản có nội dung "mới lạ". Xảy ra tranh chấp thì "trời cãi" cũng không lại khi bộ máy tư pháp luôn có khuynh hướng bảo vệ cho các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó.

    Vậy là tự "đẻ" ra chuyện phải đóng dấu giáp lai cho an toàn, nhưng cũng chưa chắc, bởi con dấu là của Cơ quan chủ trì buổi làm việc, họ có thể sửa nội dung như đã nêu trên rồi đóng dấu giáp lại dễ dàng. Cuối cùng, để an toàn nhất, người có kinh nghiệm khi tham gia làm việc đều yêu cầu các bên phải ký tên trên từng trang và cuối Biên bản phải ghi rõ "Biên bản này được lập thành .... bản, mỗi bản ..... trang được các bên ký tên trên từng trang và được đóng dấu giáp lai".

    Chúng ta hay nghe nhắc đến các cụm từ như "cải cách hành chính" hay "cải cách tư pháp" .... theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả, nhưng thực tế, do độ tin cậy trong các mối quan hệ, kể cả quan hệ với Nhà nước không cao mà buộc phải tự nghĩ ra nhiều cách đảm bảo an toàn.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/04/2021) kuri_yt_294112@yahoo.com.vn (26/04/2021)