Do có nhiều chuyện tưởng là không thể nào xảy ra nhưng vẫn xảy ra một cách "ngoạn mục" (ví dụ chuyện nữ tử tù bị biệt giam chờ ngày thi hành án mà lại có bầu !" nên người ta buộc phải nghĩ ra nhiều cách sao cho an toàn nhất.
Thực tế đã có chuyện khi làm việc chỉ ký tên ở trang cuối của Biên bản và không đóng dấu giáp lai, sau đó một số trang trước bị sửa nội dung, việc này rất đơn giản, cứ vào File lưu văn bản sửa rồi in ra, miễn đừng làm thay đổi số dòng là xong. Ví dụ Biên bản có 4 trang, trang 1, 2 và 3 mỗi trang 21 dòng, riêng trang 4 (có chữ ký sống của các bên và đóng dấu) có 10 dòng, muốn sửa, người ta không động tới trang 4 nhưng các trang kia tha hồ sửa, miễn sao sửa xong mỗi trang vẫn đúng 21 dòng, in ra rồi lấy trang 4 cũ bấm lại là thành 1 Biên bản có nội dung "mới lạ". Xảy ra tranh chấp thì "trời cãi" cũng không lại khi bộ máy tư pháp luôn có khuynh hướng bảo vệ cho các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó.
Vậy là tự "đẻ" ra chuyện phải đóng dấu giáp lai cho an toàn, nhưng cũng chưa chắc, bởi con dấu là của Cơ quan chủ trì buổi làm việc, họ có thể sửa nội dung như đã nêu trên rồi đóng dấu giáp lại dễ dàng. Cuối cùng, để an toàn nhất, người có kinh nghiệm khi tham gia làm việc đều yêu cầu các bên phải ký tên trên từng trang và cuối Biên bản phải ghi rõ "Biên bản này được lập thành .... bản, mỗi bản ..... trang được các bên ký tên trên từng trang và được đóng dấu giáp lai".
Chúng ta hay nghe nhắc đến các cụm từ như "cải cách hành chính" hay "cải cách tư pháp" .... theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả, nhưng thực tế, do độ tin cậy trong các mối quan hệ, kể cả quan hệ với Nhà nước không cao mà buộc phải tự nghĩ ra nhiều cách đảm bảo an toàn.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM