Kỹ năng xác định vấn đề pháp lý trong một vụ việc

Chủ đề   RSS   
  • #493674 06/06/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 85 lần


    Kỹ năng xác định vấn đề pháp lý trong một vụ việc

    Vấn đề pháp lý – vấn đề có liên quan đến một/nhiều qui định cụ thể của pháp luật xuất phát từ một sự kiện nhất định trong một vụ việc. Có thể hiểu khái quát rằng:

    “Vấn đề pháp lý = câu hỏi pháp lý = vấn đề trọng tâm cần tranh luận = các vấn đề cần giải quyết”

    Việc xác định vấn đề pháp lý là công việc phức tạp nhất trong quá trình nghiên cứu và phân tích. Khi đã xác định được vấn đề pháp lý phát sinh thì sẽ có định hướng cụ thể. Trên cơ sở đó, việc tìm ra văn bản pháp luật có liên quan và áp dụng trong bối cảnh tình huống cụ thể của giao dịch sẽ diến ra dễ dàng hơn.

    Sẽ có 3 yếu tố của vấn đề pháp lý:

    Sự kiện pháp lý mấu chốt

    Giản lược tối da các tình tiết phụ à Nổi bật lên sự kiện chính

    + Trong nhiều sự kiện chính có 1 sự kiện mấu chốt – có tác động quan trọng nhất đến toàn bộ vụ việc

    Sự kiện mấu chốt có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra (trường hợp nhờ tư vấn)

    Câu hỏi pháp lý mấu chốt

    Là câu hỏi người hành nghề luật TỰ HỎI BẢN THÂN hoặc TRANH LUẬN VỚI NHAU

    Là câu hỏi mang tính định hướng để làm sang tỏ vấn đề

    Từ câu hỏi mấu chốt à đặt ra hàng loạt câu hỏi cần thiết với người cung cấp thông tin để làm rõ các tình tiết, các dấu hiệu trong vụ việc

    Luật điều chỉnh

    Từ câu hỏi pháp lý mấu chốt và các văn bản pháp luật, tiền lệ có liên quan.

                               

    Để có thể có hướng đi chính xác nhất khi nghiên cứu một vụ việc, một điểm rất quan trọng là người hành nghề cần tạo thói quen đọc liên tục các tài liệu về luật và trong quá trình đọc suy nghĩ xem có liên quan hay ảnh hưởng đến các giao dịch, vụ việc thực tế mình đang làm. Cách tiếp cận như vậy sẽ giúp tích lũy kiến thức dần dần nhưng liên tục trong quá trình hành nghề.
    Tiền lệ ở Việt Nam về cơ bản không được hệ thống hóa và công khai nên không dễ dàng tìm ra các tiền lệ có liên quan. Tiền lệ cũng không được công nhận là một nguồn của pháp luật. Tuy nhiên tiền lệ cũng có giá trị nhất định. Mặc dù không ràng buộc nhưng tiền lệ giúp người nghiên cứu biết được cách các vấn đề tương tự đã được xử lý trong các vụ việc trước đó. Ngoài ra, nên sử dụng dịch vụ của các công ty dịch vụ lưu trữ và tra cứu dữ liệu văn bản pháp lý hoặc tra cứu internet có thể giúp tìm ra các tiền lệ có liên quan.

     
    7673 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận