Rất cảm ơn ý kiến của Luật sư
Em xin đính chính lại 1 thông tin mà em nhầm lẫn là chị này hiện đang nuôi con nhỏ 16 tháng
Cá nhân em thì đứng trên góc độ bảo vệ người lao độngi, và xem đây như là 1 tình huống để mình học hỏi, ý kiến của em như sau:
1. Khi ký HĐLĐ có nội dung:
" Công việc chính: thu ngân
Và thực hiện những công việc khác khi có sự phân công của lãnh đạo"
Điều này có nghĩa là ngoài công việc thu ngân, chị này còn phải làm những công việc khác và không được từ chối. Vì thế, chị vẫn làm. Tuy nhiên cá nhân em nghĩ, việc giao những CÔNG VIỆC KHÁC này phải trong phạm vi người lao động có khả năng hoàn thành (nếu không, không lẽ anh tuyển 01 công nhân trình độ trung cấp làm điện nước vào, lại giao cho người ta thêm rất nhiều công việc trình độ cao như chuyên viên kinh tế, kỹ sư, khối lượng rất nhiều và tôi thì lại không được từ chối, báo lại anh nhưng anh vẫn bắt tôi làm và khi xảy ra sai sót trong công việc của chuyên viên kinh tế chẳng hạn, anh lại kỷ luật tôi???)
Và khi giao việc,chị vẫn phải làm. Tuy nhiên, vì khối lượng công việc rất nhiều nên chị đã báo với người phân việc là làm không nổi và nhận được lệnh :" CỨ LÀM ĐI". Rồi khi làm, chị ấy làm không nổi, lại không có kinh nghiệm hay được đào tạo về kỹ năng này. Trên thực tế, khi giao, khách hàng chủ động yêu cầu chị để họ tự lấy hợp đồng vì chờ lâu. Để khách hàng khỏi chờ, và vì bối rồi do lần đầu làm công việc này, chị đồng ý mới dẫn đến tình trạng khách hàng ôm hợp đồng bỏ ra đất và ngồi lựa của mình.
Do đó. việc giao cho chị 1 công việc ngoài công việc chính, dù rằng đã có thỏa thuận trong HĐ LĐ nhưng là 1 công việc quá khả năng, và khi xảy ra sai sót thì xử lý kỷ luật chị ấy theo em khá không thỏa đáng
2. Lại nói, hướng xử lý ban đầu của Công ty là sa thải chị ấy vì làm hạ thấp uy tín và danh dự. Tuy nhiên, trong nội quy lao động k có nội dung này, và xét thấy chị ở thế bị động nên hạ xuống khiển trách (em hiểu rằng đây là 1 hành động nhân văn và tích cực của người sử dụng LĐ) theo hướng không bảo quản tài sản (làm dơ bẩn, hư hỏng hợp đồng). Điều này theo em cũng không hợp lý. Vì:
- Để xử lý kỷ luật lao động phải xem xét hành vi vi phạm và lỗi. Theo hướng xử lý vì không bảo quản tài sản, vậy nghĩa vụ LĐ mà chị ấy vi phạm ở đây là nghĩa vụ bảo quản tài sản. Tuy nhiên, nghĩa vụ được giao khi chị ấy nhận công việc là nghĩa vụ GIAO tài sản cho khách hàng (nghĩa vụ bảo quản có chăng là phát sinh kèm cho đến lúc giao là kết thúc). Vì nếu chỉ là nghĩa vụ bảo quản tài sản, chị ấy thừa biết có thể mang đống hợp đồng ấy cất vào tủ khóa lại (sẽ không gây dơ bẩn hợp đồng) hoặc cách khác. Vì nghĩa vụ là GIAO, nên chị phải mang theo, cầm đi giao cho khách hàng mới xảy ra tình trạng khách hàng bỏ xuống đất làm dơ bẩn.
- Còn về lỗi là khi người lao động có đủ điều kiện để hoàn thành nghĩa vụ nhưng lại không hoàn thành thì ở đây chị ấy lại k có điều kiện (vì chị ấy đã báo là làm không nối)
=> Theo em, việc xử lý theo hướng này cũng k hợp lý
Tóm lại, việc giao cho 1 người LĐ 1 công việc khác ngoài công việc tuyển dụng và công việc này vượt quá khả năng của người lao động. Mặc dù người ta đã báo là làm k nổi nhưng vẫn bắt làm và khi làm không được thì xử lý kỷ luật là khá không hợp lý. Và nếu xử lý theo hướng không bảo quản tài sản thì em thấy cũng không hợp lý.
ý kiến của em khá dài và lằng nhằng, cảm ơn vì Luật sư đã dành thời gian.
Em rất chờ đợi ý kiến hướng dẫn của Luật sư
Trân trọng