Ký kết HDLD

Chủ đề   RSS   
  • #123364 12/08/2011

    minhtienhanoi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Ký kết HDLD

    Chào luật sư,
    Công ty tôi là Cty liên doanh giữa VN (bên A) và Hàn Quốc (bên B). Chủ tịch Hội đồng thành viên là người VN và Tổng giám đốc  (đại diện doanh nghiệp) là người Hàn Quốc (do bên B cử sang) . Lương hàng tháng và các khoản PC của TGD là do Cty liên doanh trả.

    Chúng tôi đã làm HDLD do chủ tịch Hội đồng thành viên ký để ký HDLD với Tổng giám đốc nhưng ông TGD lại không chịu ký kết HDLD này. Ông TGD cho rằng mình đã có quyết định điều động và bổ nhiệm, đồng thời cũng là người đứng đầu DN nên không cần phải ký kết HDLD.

    Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc ký kết HDLD này có phải bắt buộc không? Có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về vấn đề này ngoài luật Doanh Nghiệp không ạ?

    Cảm ơn sự tư vấn của Luật sư,

     
    3243 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #127691   02/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần


    Chào bạn, ông TGĐ đó cũng có lý do của ổng.

    Theo hướng dẫn tại thông tư 21/2003 thì người đứng ra thay mặt cty ký HĐLĐ là TGĐ, nghĩa là trong trường hợp này ông TGĐ phải ký với chính mình. Vì vậy cái HĐLĐ này nếu có ký chỉ là hình thức, nên thay bằng quyết định bổ nhiệm của công ty.

    1. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 5 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp;

    - Đối với hợp tác xã là Chủ nhiệm hợp tác xã, đối với Liên hiệp hợp tác xã là Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã;

    - Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, các văn phòng đại diện (gọi chung là tổ chức) của quốc tế hoặc nước ngoài đóng tại Việt Nam là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện...).

    - Đối với cá nhân, hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động.

    Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã qui định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được uỷ quyền.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    derungbonbon (03/09/2011)
  • #127786   03/09/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào các bạn,

    Vị TGĐ này không chịu ký HĐLĐ là đúng NẾU ông được cử sang đây với tư cách là đại diện theo uỷ quyền của bên B và là một thành viên của Hội đồng thành viên của Công ty liên doanh. Lúc này, trong quan hệ lao động, ông chỉ có 1 tư cách duy nhất là người sử dụng lao động nên ông không cần phải ký HĐLĐ.

    Thân.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quoctranllc vì bài viết hữu ích
    derungbonbon (03/09/2011)