Ngày 22/4/2013, Bộ Công thương ban hành Thông tư số08/2013/TT-BCT, trong đó có nội dung vi phạm nghiêm trọng Luật Đầu tư và vi phạm Nghị định23/2007/NĐ-Cp. Kiến nghị Bộ Công thương sửa đổi kịp thời để đảm bảo tính hợp pháp, phù hợp với xu thế hội nhập của Việt Nam.
Luật Đầu tư 2005 quy định:
Điều 13. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
1. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
2. Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký.
Điều 14. Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư
1. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây:
1. Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;
2. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;
đ) Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.
Rõ ràng Luật Đầu tư quy định các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mình đã đăng ký.
Theo Nghị định23/2007/NĐ-CP:
Điều 12. Nội dung hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
1. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được quy định cụ thể trong Giấy phép kinh doanh, trong đó nêu rõ:
a) Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được quyền thực hiện;
b) Các loại hàng hoá không được kinh doanh đối với từng hoạt động nêu ở mục a khoản 1 Điều này;
c) Các loại dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá được thực hiện.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh.
3. Trường hợp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đến Nghị định 23 này, có thể khẳng định chắc chắn rằng hoạt động mua bán hàng hóa trực tiếp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đương nhiên được thực hiện nếu đã ghi nhận trong giấy phép.
Vậy nhưng, Thông tư08/2013/TT-BCT đã có quy định trái ngược hoàn toàn, vi phạm Luật Đầu tư và vi phạm NĐ 23, cụ thể:
Điều 3. Thực hiện quyền xuất khẩu
.....
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam? Không được trực tiếp mua thu gom hàng hóa từ nguwoif dân? Một quy định trái luật, đi ngược xu thế hội nhập chỉ vì mục đích lợi ích nhóm hay bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Trong khi bài toán đầu ra cho người nông dân hiện nay là vô cùng gian nan. Hãy nhìn vào thực tế mua tạm trữ lúa gạo cho người dân là đủ biết sự yếu kém, chưa nói đến quy định này khiến người dân làm ra của mà không bán được của. Ôm lâu ngày có thể phải bán tháo hoặc vứt đổ vì không có chỗ bảo quản.
Một quy định thực sự khó hiểu của Bộ Công thương!
Xem thêm bài Lợi ích nhóm hay hạn chế quyền tự do mua bán?