Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #609460 15/03/2024

    huongpham3797

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào?

    Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào? Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì?

     

    Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong trường hợp nào?

    Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Trường hợp quy định tại Điều 49 của Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

    - Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

    Và theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

    - Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

    - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

    Như vậy, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hình sự trong các trường hợp sau:

    - Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

    - Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

    - Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

    - Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

    tu-choi-ktv

    Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ gì?

    Kiểm tra viên trong tố tụng hình sự có những quyền và nghĩa vụ được nêu tại Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, cụ thể gồm:

    - Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;

    - Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;

    - Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;

    - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.

    Cũng theo quy định này thì nghạch Kiểm tra viên gồm các ngạch sau:

    - Kiểm tra viên;

    - Kiểm tra viên chính;

    - Kiểm tra viên cao cấp.

    Tiêu chuẩn bổ nhiệm, điều kiện nâng ngạch Kiểm tra viên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    Lưu ý: Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    275 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận